Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách đọc và hiểu về phụ gia thực phẩm trên nhãn

Hiểu biết về phụ gia thực phẩm giúp bạn đảm bảo sức khỏe tốt cho bản thân và gia đình.

Cách đọc và hiểu về phụ gia thực phẩm trên nhãn                                                                                      

Phụ gia thực phẩm là gì?

Phụ gia thực phẩm (food additive) là những chất không được coi là thực phẩm hoặc một thành phần của thực phẩm. Phụ gia thực phẩm có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, được chủ động cho vào với mục đích đáp ứng yêu cầu công nghệ trong quá trình sản xuất, chế biến, xử lý, bao gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm. Phụ gia thực phẩm không bao gồm các chất ô nhiễm hoặc các chất bổ sung vào thực phẩm với mục đích tăng thêm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. (Theo Quyết định số 3742 /2001/QĐ-BYT)

Phụ gia thực phẩm gồm những loại nào?

Phân loại phụ gia thực phẩm theo Thông tư số 40/2016/TT-BYT của Bộ Y tế:

  • Hương liệu thực phẩm
  • Chất hỗ trợ chế biến:
    • Tác nhân chống tạo bọt
    • Chất xúc tác
    • Tác nhân làm trong/chất trợ lọc
    • Tác nhân làm khô và chống đông tụ
    • Nhựa trao đổi ion, màng và rây phân tử
    • Chất ổn định màu
    • Dung môi (chiết và chế biến)
    • Chất điều chỉnh tinh thể chất béo biến tính
    • Tác nhân keo tụ
    • Chất bôi trơn, tác nhân tẩy rửa và chống dính, trợ khuôn
    • Tác nhân kiểm soát vi sinh vật
    • Tác nhân đẩy tơi và khí bao gói
    • Tác nhân tẩy rửa và bóc vỏ
    • Chất dinh dưỡng men
    • Tác nhân làm lạnh và làm mát
    • Tác nhân cố định enzym và chất mang
    • Chế phẩm enzyme
    • Chất làm ngọt
    • Các chất hỗ trợ chế biến khác

Khuyến nghị của Bộ Y tế về sử dụng phụ gia thực phẩm

Các hành vi cấm trong sử dụng phụ gia thực phẩm

1. Sử dụng phụ gia thực phẩm không có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng quy định tại Phụ lục 1 trong Thông tư số 27/2012/TT-BYT.

2. Sử dụng phụ gia thực phẩm quá giới hạn cho phép, không đúng đối tượng thực phẩm quy định tại Phụ lục 2 được ban hành kèm theo Thông tư số 27/2012/TT-BYT .

3. Sử dụng phụ gia thực phẩm không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý quy định tại Điều 6 của Thông tư số 27/2012/TT-BYT.

4. Sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.

Yêu cầu về quản lý đối với phụ gia thực phẩm

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được quy định tại Thông tư số 16/2012/TT -BYT ngày 22 tháng 10 năm 2012 c ủa  Bộ Y tế về việc Quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

2. Phụ gia thực phẩm phải được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trước khi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng phụ gia để sản xuất, chế biến thực phẩm. Trình tự, thủ tục công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm  thực  hiện  theo  Thông  tư  số 19/2012/TT -BYT  ngày  09  tháng  11 năm 2012 của Bộ Y tế về hư ớ ng dẫn việc công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

3. Thực hành sản xuất tốt trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm cần tuân thủ:

a)  Hạn  chế  tới  mức  thấp  nhất  lượng  phụ  gia  thực  phẩm  cần  thiết  phải  sử dụng để đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật;

b) Lượng phụ gia được sử dụng trong trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, bao gói và vận chuyển thực phẩm phải đảm bảo không làm thay đổi bản chất của thực phẩm.

4. Ghi nhãn phụ gia thực phẩm thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.

Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm và mức giới hạn tối đa đối với các phụ gia trong thực phẩm:

Xem Phụ lục 1 và Phụ lục 2 trong Thông tư số 27/2012/TT-BYT.

*Tham khảo thêm:

Danh mục các chất phụ gia thực phẩm và thông tin khác trong: Thông tư Hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm số 27/2012/TT-BYT

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số quy định của thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ y tế hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm Số: 08/2015/TT-BYT

Ảnh hưởng của phụ gia thực phẩm đến sức khỏe

Một số phụ gia thực phẩm nếu tích tụ trong cơ thể với liều lượng lớn hoặc trong thời gian dài có thể gây ra: các triệu chứng tiêu hóa (khó tiêu, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đầy hơi,…), dị ứng (nổi mề đay, hen suyễn, phù mạch,…), thần kinh (đau đầu, nhìn mờ…), ảnh hưởng đến cơ xương hoặc thâm chí ung thư v.v…

Vì vậy, người tiêu dùng cần tìm hiểu xem thành phần và liều lượng có trong sản phẩm có an toàn khi đối chiếu với quy định hay không.

* Tham khảo thêm:

Food Additives and Sensitivities (2009), Cyrus Rangan và cộng sự.

Adverse Reactions to Food Additives (2003), Ronald A. Simon.

Hypersensitivityreactionstofoo dadditives (1987), Hannuksela và cộng sự.

Increasing Dietary Phosphorus Intake from Food Additives: Potential for Negative Impact on Bone Health (2014), Eiji Takeda và cộng sự.

Cách nhận biết phụ gia thực phẩm an toàn và không an toàn

Sơ đồ bên dưới được phát triển dựa trên khuyến nghị của FDA (Cục quản lý dược và thực phẩm Hoa Kỳ). Sơ đồ này sẽ giúp bạn đánh giá xem thành phần nghi ngờ trong thực phẩm có an toàn hay không. Nhiệm vụ của cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm là đảm bảo tất cả thành phần không có tác nhân ô nhiễm thực phẩm và tuân thủ yêu cầu kỹ thuật và giới hạn các chất cho phép. Thực phẩm có an toàn hay không phụ thuộc vào từng thành phần được phê duyệt đến đâu. Quy định về phụ gia thực phẩm bao gồm:

·         Nhận dạng của chất

·         Yêu cầu kỹ thuật bao gồm độ tinh khiết và tính chất vật lý

·         Giới hạn cho phép và điều kiện sử dụng.

 
Ts.Bs Trương Hồng Sơn, Cn Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm