Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phân loại các nhóm chất phụ gia thực phẩm nguy hiểm ai cũng nên đọc để biết

Các chất phụ gia thực phẩm giúp món ăn thêm hương vị, màu sắc và thời gian sử dụng nhưng cũng gây hại cho cơ thể bạn.

Do đó, hãy bớt chút thời gian để nắm được danh sách những chất phụ gia cực nguy hiểm dưới đây và phòng tránh khi bạn mua sắm.

Có không ít các chất phụ gia có trong đồ ăn nhẹ hoặc thức ăn hàng ngày không được quy định, kiểm chứng là an toàn. Điều này gây ra những nguy cơ đáng sợ. Nhiều chất phụ gia chứa trong những thực phẩm bạn vẫn ăn hàng ngày có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như ung thư, tim mạch, chóng mặt, đau đầu, béo phì, trầm cảm, chứng tăng động ở trẻ. 

Để tránh những thực phẩm này trong cuộc sống hàng ngày là điều không dễ dàng, vì vậy, việc bổ sung kiến thức về các chất phụ gia thực phẩm vô cùng cần thiết cho các mẹ nội trợ.

Danh sách các chất phụ gia thực phẩm nguy hiểm.

Nhóm chất phụ gia được cảnh báo rất nguy hiểm

E123 (có trong kem, mứt, thạch, trái cây đóng hộp), E510 (trong các loại gia vị như cam thảo, bánh mì nướng, các món ăn nhẹ, E513 (trong bia, các sản phẩm từ pho mát), E527 (tìm thấy trong sản phẩm tạo màu trứng, cacao).

Tác hại: gây mệt mỏi, ngộ độc thực phẩm, hôn mê, gan và thận suy yếu, gây dị ứng như nổi mề đay, hen suyễn, eczema, tăng động, dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, ung thư.

Nhóm chất phụ gia được cảnh báo nguy hiểm

E102 tìm thấy trong đồ uống có ga kèm màu sắc, bánh tráng miệng, súp, nước sốt, kem, kẹo, sữa chua, đậu chế biến đóng hộp).

E110, E120 tìm thấy trong bánh mì, kẹo, kem, nước ngọt.

E124, E127, E129, E155, E180, E201, E220 thường thấy ở lớp trên cùng của bánh, mứt, xúc xích, trái cây đóng hộp, súp, các sản phẩm có tính axit…

E222, E223, E224, E228, E233, E242 thường có ở hành tây được bảo quản, đồ uống có cồn, sản phẩm từ sữa, nước hoa quả, rau đông lạnh, dưa muối.

E400, E 401, E402, E403, E404, E405 thường có trong kem, các sản phẩm đông lạnh.

E501, E502, E503 chứa trong nhiều sản phẩm chế biến, đóng hộp.

E620, E636, E637 chủ yếu trong các sản phẩm bánh kẹo, bánh mì.

Tác hại: Gây nổi mề đay, viêm mũi, nghẹt mũi, dị ứng, tăng động, phát triển các khối u thận, tổn thương nhiễm sắc thể, đau bụng, buồn nôn và nôn, khó tiêu, chán ăn, đau nửa đầu, mờ mắt, khó thở ở bệnh nhân hen suyễn, rối loạn tiêu hóa, suy giảm sự hấp thu sắt trong cơ thể, đầy bụng, trướng hơi.

Có rất nhiều loại phụ gia thực phẩm được sử dụng trong đồ ăn, thức uống hàng ngày. (Ảnh minh họa: Internet)

Nhóm chất phụ gia có nguy cơ gây ung thư cao

E131, E142, E153, E210, E212, E213, E214, E215, E216, E219, E230, E240, E249, E280, E281, E282, E283, E310, E954 chứa trong rất nhiều các sản phẩm được sử dụng ăn uống hàng ngày như các sản phẩm có tính axit.

Tác hại khác: Gây dị ứng, đau xương khớp, thiếu máu.

Nhóm chất phụ gia gây rối loạn dạ dày

E338, E339, E340, E341, E343, E450, E461, E462, E463, E465, E466 thường có trong nước ngọt, thịt, các sản phẩm từ pho mát.

Nhóm chất phụ gia gây bệnh ngoài da

E151, E160, E231, E232, E239, E311, E312, E320, E907, E951, E1105 thường có trong trái cây có múi chứa chất bảo quản như táo, lê, trứng cá muối, pho mát, cá được bảo quản, dầu, chất béo, bơ thực vật.

Tác hại khác: Gây bệnh hen suyễn, tăng động, gây trở ngại cho những chuyển hóa trong gan và hệ bài tiết, đau bụng, tăng động, dị ứng.

Nhóm chất phụ gia gây rối loạn đường ruột

E154, E626, E627, E628, E629, E630, E631, E632, E633, E634, E635 thường có trong các sản phẩm cá, sản phẩm chứa ít muối.

Tác hại khác: Đau xương khớp, làm bệnh hen suyễn thêm trầm trọng, tăng động ở trẻ em, bệnh gút. 

Nhóm chất phụ gia gây rối loạn huyết áp

E154, E250, E252 thường có trong một số sản phẩm cá, pho mát, thịt, các sản phẩm từ thịt, pizza.

Nhóm chất phụ gia gây nguy hiểm cho trẻ em

E270 thường có trong các sản phẩm có tính axit. Khi trẻ em sử dụng quá nhiều nhóm thực phẩm này sẽ rất có hại cho cơ thể, nguyên nhân là men gan ở trẻ chưa đủ phát triển để chuyển hóa.

Nhóm chất phụ gia bị cấm sử dụng

E103, E105, E111, E121, E123, E125, E126, E130, E152, E211, E952 là phẩm màu và chất bảo quản chỉ dùng được trong sơn màu, nghiêm cấm sử dụng với chế biến thực phẩm.

Nhóm chất phụ gia đang đặt ra nghi vấn

E104, E122, E141, E171, E173, E241, E477 thường có trong kem, trứng, cá tuyết chấm đen hun khói, bánh kẹo, trang trí bên ngoài vỏ bánh. Những chất này đang nghiên cứu thêm vì có dấu hiệu làm tăng các triệu chứng của bệnh hen suyễn, liên quan đến chứng tăng động ở trẻ em, loãng xương, có khả năng gây độc, ảnh hưởng đến tế bào não của người mắc bệnh Alzheimer.

Theo Afamily/Eklablog/graines-de-vie
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm