Khi nào cần làm xét nghiệm testosteron?
Tinh hoàn sản xuất ra testosterone ở nam và buồng trứng ở nữ làm nhiệm vụ này.
Testosteron đóng vai trò trong việc hình thành các đặc điểm về lông tóc, khối lượng và sức mạnh cơ. Testosterone cũng giúp phụ nữ đảm bảo mật độ xương, giúp cơ săn chắc và có đủ năng lượng. Nam giới có nồng độ testosteron thấp có thể bị giảm các đặc điểm này nhưng khi quá nhiều ở phụ nữ có thể gây ra sự phát triển quá mức về lông tóc, khối cơ.
Testosterone đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe sinh sản và tình dục, như: kích thích ham muốn, làm ham muốn dâng cao và làm tăng khoái cảm tình dục.
Bạn có thể phải làm xét nghiệm testosteron nếu xuất hiện các đặc điểm cho thấy nồng độ hóc-môn này không nằm trong giới hạn bình thường.
Nồng độ testosteron bình thường và bất thường
Nồng độ testosteron bình thường nằm trong khoảng 300-1000 ng/dl ở nam giới và 15-70ng/dl ở phụ nữ.
Ở nam giới, vấn đề gặp phổ biến nhất là nồng độ testosteron thấp, gây các ảnh hưởng đến khả năng tình dục và sinh sản, bao gồm: giảm hứng thú tình dục, không có khả năng cương cứng dương vật, vô sinh, mệt mỏi, giảm năng lượng và hứng thú trong hoạt động hàng ngày.
Những phụ nữ có quá nhiều testosteron có thể bị phát triển lông tóc nhiều trên mặt và toàn bộ cơ thể, giọng nói trầm hơn, vòng ngực nhỏ hoặc nhiều mụn trứng cá. Những biểu hiện này thường gặp trong hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh còn có thể dẫn đến khó thụ thai và kinh nguyệt bất thường.
Nồng độ testosteron quá cao hoặc quá thấp ở nam và nữ có thể chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng khác nhau. Nồng độ hóc-môn này quá cao có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng hoặc ung thư tinh hoàn. Một số bệnh lí mạn tính hoặc vấn đề của tuyến yên có thể dẫn đến nồng độ testosteron thấp.
Những dấu hiệu của lượng testosteron bất thường ở trẻ em thường biểu hiện rõ rệt hơn. Xét nghiệm testosteron thường được chỉ định ở những trẻ có dấu hiệu phát triển bất thường, ví dụ như dậy thì muộn. Những trẻ trai có nồng độ hóc-môn này thấp có thể bị dậy thì muộn, không có lông nách, lông mu, và khối cơ phát triển kém; nhưng khi quá nhiều testosteron lại gây dậy thì sớm và mạnh mẽ hơn bình thường. Những trẻ nữ có thể chậm có kinh nguyệt hoặc quá nhiều lông tóc nếu lượng testosteron cao.
Quá nhiều testosteron trong hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh
Đôi khi lượng testosteron quá cao có thể gây ra do hội chứng tăng sản thượng thận bẩm sinh. Trẻ nam sẽ có dương vật lớn hơn bình thường và trẻ nữ có bất thường bộ phận sinh dục khi mới sinh. Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà có thể biểu hiện giọng nói trầm hơn ở nam và phát triển lông tóc trên mặt ở nữ.
Bệnh có thể được chẩn đoán sớm ở trẻ em thông qua các triệu chứng như mất nước, ăn uống kém và các triệu chứng khác. Những trẻ có triệu chứng này thường còi cọc mặc dù chúng có thể có chiều cao tốt khi còn nhỏ.
Xét nghiệm testosteron được tiến hành như thế nào?
Xét nghiệm testosteron cũng được thực hiện đơn giản như một xét nghiệm máu thông thường và được làm vào buổi sáng khi hóc-môn này có nồng độ cao nhất. Đôi khi, xét nghiệm được làm lại để đánh giá chính xác hơn tình trạng hóc - môn trong cơ thể bạn.
Trước khi làm kiểm tra, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngừng uống bất kì loại thuốc nào có thể làm ảnh hưởng đến lượng hóc-môn trong máu. Tùy thuộc vào những triệu chứng của bạn mà bác sĩ sẽ có những thăm khám lâm sàng phù hợp.
Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng testosteron
Các bệnh lí về gan, nghiện rượu và các thuốc steroid cũng có thể làm giảm lượng testosteron trong cơ thể. Nhưng một số thuốc khác như thuốc chống co giật lại làm tăng nồng độ testosteron.
Bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra nồng độ testosteron của mình nếu bạn nghi ngờ mình có biểu hiện bất thường hoặc con của bạn có các vấn đề về phát triển thể chất. Phát hiện những triệu chứng này càng sớm thì việc điều trị càng mang lại nhiều hiệu quả.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sự thật bất ngờ về testosterone
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.