Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm thế nào để biết suy giảm testosteron

Những năm gần đây rất nhiều bệnh nhân nam giới được chẩn đoán suy giảm testosteron. Vậy làm thế nào để biết được lượng hóc môn này đang giảm xuống?

Ngày càng có nhiều người đàn ông bắt đầu bước vào tuổi trung niên than phiền về việc rối loạn chức năng cương dương hoặc họ cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt hơn, thậm chí là cảm thấy chán nản hoặc họ không thể kiểm soát được việc sinh hoạt vợ chồng. Thông thường đó là dấu hiệu của suy giảm testosteron hoặc thiếu hụt hóc môn tuyến giáp- những bệnh nội tiết, nhưng đôi khi những dấu hiệu đó lại không phải là nguyên nhân thiếu hụt hóc môn nào đó trong cơ thể.

Testosteron là gì và tại sao lại suy giảm testosteron

Testosteron là một loại hóc môn trong cơ thể, còn được gọi là hóc môn nam giới vì chúng giúp đàn ông mọc lông ở ngực hay ở cằm dưới, đặc biệt là chúng kiểm soát việc quan hệ tình dục

Trong quá trình dậy thì, testosteron giúp phát triển cơ bắp, tạo ra giọng nói nam tính, giúp tăng kích cỡ của dương vật và tinh hoàn. Ở giai đoạn trưởng thành, hóc môn giúp hệ thống cơ xương khớp của nam được khỏe mạnh hơn và duy trì phong độ của một người đàn ông trong chuyện chăn gối. Tóm lại, hóc môn này tạo ra  một người đàn ông đúng nghĩa.

Sau tuổi 30, hóc môn này có chiều hướng suy giảm nồng độ ở đa số nam giới. Việc suy giảm này đi kèm với giảm sự ham muốn trong chuyện chăn gối. Điều đó khiến nhiều nam giới nghĩ rằng chuyện họ không còn hứng thú trong quan hệ tình dục nữa chỉ là do họ đang ngày càng già đi. Một số người cho rằng đó là điều tất nhiên của quá trình lão hóa. Nhưng chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho việc chăn gối không còn mặn nồng là do suy giảm hóc môn testosteron. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng như rối loạn cương dương hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng  hơn là việc lão hóa.

Rất nhiều triệu chứng trong số trên cũng nằm trong những dấu hiệu của những bệnh khác và trong một thời gian dài, người ta không cho rằng việc suy giảm nồng độ testosterone lại có thể liên quan đến tiểu đường, trầm cảm, cao huyết áp và bệnh mạch vành. Nhưng hiện nay những hiểu biết về testosterone đang ngày càng được nâng cao và có lẽ testosterone là gốc rễ của vấn đề.

Tuy nhiên các bác sỹ sẽ xem xét kỹ mọi khả năng có thể xảy ra trước khi đổ lỗi cho việc suy giảm testosteron. Xét nghiệm máu sẽ giúp điều đó.

Suy giảm testosteron

Lượng testosterone trung bình của nam giới trong khoảng 300 đến 800ng/dL. Lượng hóc môn suy giảm có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Chấn thương tinh hoàn
  • Ung thư tinh hoàn hoặc điều trị ung thư tinh hoàn
  • Rối loạn nội tiết
  • Nhiễm trùng
  • HIV/AIDS
  • Bệnh gan, thận mạn tính
  • Tiểu đường type 2
  • Béo phì

Một vài bệnh và do di truyền cũng có thể làm lượng testosterone của bạn thấp. Lão hóa không làm giảm lượng testosteron. Việc nồng độ testosteron thấp không giải thích cho hầu hết các triệu chứng và đôi khi việc suy giảm nồng độ cũng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.

Điều trị suy giảm testosteron

Trong khi việc suy giảm testosteron khi bạn gìa đi là điều bình thường nhưng đối với những đàn ông trẻ bị suy giảm testosteron là cả một vấn đề nan giải, nhất là đối với những cặp vợ chồng đang cố gắng có em bé.

Tiêm gonadotropin là một giải pháp để giả quyết tình trạng trên hoặc bạn có thể cấy các viên testosteron giải phóng chậm dưới da. Nếu các triệu chứng đó đúng là do testosteron gây ra thì bạn sẽ cảm thấy sự khác biệt sau vài tuần điều trị nhưng sự khác biệt này không quá mạnh mẽ. chức năng tình dục và chán nản là những triệu chứng được phục hồi nhanh nhất. Nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có những những rủi ro xảy ra khi điều trị bằng liệu pháp hóc môn như tăng tế bào hồng cầu, ngực phát triển hơn, thậm chí là cả tuyến tiền liệt cũng to hơn dẫn đến nguy cơ bị ung thư vú hoặc ung thư tuyến tiền liệt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sự thật bất ngờ về testosterone

PGS.Ts. Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Webmd
Bình luận
Tin mới
  • 03/07/2025

    10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng

    Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!

  • 02/07/2025

    Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

    Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.

  • 02/07/2025

    Tất tần tật về trà thảo mộc

    Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.

  • 01/07/2025

    Sự thật về phương pháp thải độc bằng nước cốt chanh

    Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?

  • 01/07/2025

    Cách sử dụng dầu dừa điều trị chàm

    Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.

  • 01/07/2025

    Vai trò của chất béo trong chế độ ăn lành mạnh

    Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.

  • 30/06/2025

    Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

    Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?

  • 30/06/2025

    Nhận biết và xử lý vết thương do côn trùng cắn khi đi du lịch

    Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn

Xem thêm