Mãn kinh là thời điểm kết thúc cho quá trình sinh sản của bạn mà rõ ràng nhất là việc không còn các chu kỳ kinh nguyệt nữa. Còn tiền mãn kinh được đĩnh nghĩa là khoảng thời gian trước thời kỳ mãn kinh, với việc chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu có những thay đổi về thời gian, tần xuất xuất hiện và nhiều yếu tố khác. Cả hai giai đoạn này đều là những thời kỳ sinh lý tự nhiên trong cuộc đời mỗi người phụ nữ.
Khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh và tiếp theo là mãn kinh, thường là trong khoảng từ 45 đến 55 tuổi, buồng trứng của bạn sẽ sản xuất ít hormone estrogen hơn. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ không còn đều đặn nữa trước khi kết thúc hoàn toàn. Sự thay đổi hormone trong cơ thể là nguyên nhân của chứng bốc hỏa và các triệu chứng tiền mãn kinh khác. Theo thống kê, có hơn 80% phụ nữ trải qua những triệu chứng này ở thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Những triệu chứng này xuất hiện đồng thời với những sự thay đổi của cơ thể người phụ nữ để chuẩn bị cho một giai đoạn mới – giai đoạn mãn kinh. Một khi không còn xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt trong vòng 12 tháng, bạn đã chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh.
Có khá nhiều phương pháp điều trị để cải thiện những triệu chứng khó chịu này, khiến chúng ít gây rắc rối hơn cho cuộc sống của bạn. Một trong những liệu pháp điều trị là châm cứu. Hiện còn những bằng chứng trái ngược nhau về tác dụng thực sự của châm cứu lên cơ thể trong thời kỳ mãn kinh. Nhưng các nghiên cứu cũng có sự nhất trí rằng: sử dụng châm cứu thì tốt hơn là không sử dụng biện pháp điều trị nào cả.
Lợi ích của châm cứu
Chắc chắn một điều, châm cứu không thể ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của mãn kinh. Nhưng có những bằng chứng cho thấy, châm cứu có hiệu quả nhất định với nhiều biểu hiện khó chịu của mãn kinh, ví dụ:
Một khía cạnh khác cũng được quan tâm, đó là mối quan hệ giữa trầm cảm, lo âu và mãn kinh. Chúng ta biết rằng, sự suy giảm của estrogen trong thời kỳ mãn kinh liên quan đến sự suy giảm một loại hormone khác - serotonin. Serotonin là hormone nội sinh được não bộ tiết ra, giúp cải thiện tâm trạng và cảm xúc. Suy giảm nồng độ serotonin cũng đồng nghĩa với việc những phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ cao hơn gặp phải các rối loạn tâm thần, đặc biệt là lo âu và trầm cảm. Nếu bạn đang trải qua giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh với các rắc rối về tâm lý hoặc trầm cảm và lo âu, châm cứu có thể giúp cải thiện những triệu chứng này.
Tác dụng không mong muốn và những lưu ý
Điều cần nhớ đầu tiên là, châm cứu có thể không hiệu quả với tất cả mọi người. Liệu pháp châm cứu có thể thích hợp với người này nhưng không hề thích hợp với người khác. Nếu bạn muốn sử dụng châm cứu để dễ chịu hơn, hãy hỏi ý kiến bác sỹ hoặc chuyên gia châm cứu trước khi quyết định việc điều trị bằng châm cứu như thế nào.
Điều cấn nhớ thứ hai, cũng quan trọng không kém là, như bất cứ một liệu pháp điều trị nào, châm cứu cũng có những rủi ro nhất định. Một số người có thể bị đau khá nhiều trong và sau khi châm cứu. Một số người cho biết các triệu chứng mệt mỏi, bốc hỏa, vã mồ hôi hoặc cơn đau của họ thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn sau khi châm cứu. Do vậy, việc điều trị bằng châm cứu sẽ phải được cân nhắc về hiệu quả để tiếp tục thực hiện điều trị hay không.
Điều cần nhớ thứ ba là, vì châm cứu là thủ thuật dùng kim châm qua da, nên cũng có những nguy cơ về nhiễm trùng hoặc bầm máu hoặc sưng đau sau khi điều trị bằng châm cứu. Tuy nhiên, những nguy cơ này có thể hạn chế hoặc không xảy ra nếu người châm cứu cho bạn được đào tạo, có chứng chỉ và thực hiện đầy đủ các quy trình về vô khuẩn.
Theo Mayo Clinic, châm cứu là một thủ thuật có nguy cơ tai biến thấp miễn là bạn được điều trị tại một cơ sở châm cứu có uy tín và giấy phép chứng nhận. Nếu bạn có rối loạn nhịp tim hoặc các vấn đề chảy máu, đông máu hãy thông báo cho bác sỹ điều trị của bạn trước khi tiến hành châm cứu.
Những lưu ý nếu bạn muốn được điều trị bằng liệu pháp châm cứu
Trước cuộc hẹn châm cứu đầu tiên của bạn, hãy tìm kiếm thông tin và hỏi những người quen biết về nơi bạn sẽ đến châm cứu, các chuyên gia, bác sỹ, lương y tại đó. Hãy đảm bảo rằng bạn đến nơi được cấp giấy phép về hoạt động châm cứu, bao gồm cả về các y, bác sỹ, lương y và điều kiện cơ sở vật chất. Nếu bạn thấy cơ sở châm cứu có điều kiện vệ sinh không đảm bảo hoặc thấy kim châm không đảm bảo vô trùng, hãy từ chối điều trị.
Liệu trình điều trị châm cứu có thể phải kéo dài và thay đổi tùy theo tình trạng của bạn cũng như kế hoạch điều trị của bác sỹ. Lúc bắt đầu, liệu trình điều trị châm cứu có thể từ một hoặc hai lần một tuần, hoặc vài lần một tuần nếu việc điều trị có hiệu quả. Một liệu trình điều trị châm cứu đầy đủ có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng tùy từng người cụ thể.
Lời kết
Châm cứu là liệu pháp điều trị bổ sung để cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh và mãn kinh, nhưng hãy chắc chắn tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi thực hiện. Đảm bảo rằng bạn đã cung cấp đầy đủ các thông tin cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trong giai đoạn mãn kinh của bạn. Nếu bạn bị chảy máu âm đạo hơn một năm sau khi mãn kinh, nếu bạn bị đau mãn tính hoặc có các triệu chứng trầm cảm… đây chính là lúc bạn nên tìm kiếm các liệu pháp điều trị cho tình trạng của mình, bao gồm cả châm cứu.
Mãn kinh là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên mà phụ nữ nào cũng sẽ trải qua, nhưng bạn không cần phải phớt lờ hoặc chịu đựng sự khó chịu trong im lặng. Đừng ngần ngại trao đổi với bác sỹ để nhận được những can thiệp y tế phù hợp với tình trạng của mình.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tác dụng giảm đau kỳ diệu của châm cứu
Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.
Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.
Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?
Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.
Câu chuyện về viên rau củ - một loại thực phẩm bổ sung chất xơ - đang thu hút sự quan tâm. Liệu có phải vì chúng ta chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chất xơ?
Hạt dẻ cười không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn là “trợ thủ đắc lực” trong quá trình giảm mỡ nội tạng.