Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cẩn trọng với ra máu âm đạo khi mang thai

Khi bạn có thai, ra máu âm đạo nhiều hay ít đều đáng lo lắng. Hãy tìm hiểu về các nguyên nhân gây chảy máu và cách xử trí nếu bạn gặp phải triệu chứng này.

Phải làm gì nếu ra máu âm đạo khi mang thai?

Bất kì loại ra máu âm đạo nào khi mang thai đều cần được lưu ý. Mặc dù sự ra máu thấm giọt xảy ra ở 1/3 số bà mẹ mang thai nhưng hầu hết đều không đe dọa tính mạng của mẹ và bé, ví dụ như ra ít máu sau khi quan hệ, nhiễm trùng hay xây xước thành âm đạo.

Theo chuyên gia ở đại học Washington thì ra máu thấm giọt thường không có hại nhưng chảy máu nhiều thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như sảy thai, chửa ngoài tử cung, rau tiền đạo, vì vậy không bao giờ được bỏ qua triệu chứng này. Nếu bạn ra máu âm đạo khi mang thai hãy liên hệ ngay với bác sĩ sản  khoa của bạn.

Ra máu trong 20 tuần đầu thai kì

Ước tính có khoảng 25-40% bà mẹ mang thai bị chảy máu âm đạo trong 3 tháng đầu tiên của thai kì, có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Ra máu báo hiệu có thai, thường xảy ra từ 4 tuần đầu của thai kì, khi trứng đã thụ thai bắt đầu làm tổ ở thành tử cung.
  • Thay đổi hóc-môn
  • Ra máu sau giao hợp
  • Nhiễm trùng
  • Do việc khám trong của bác sĩ hoặc nữ hộ sinh

Đôi khi, chảy máu trong 3 tháng đầu thai kì lại là dấu hiệu của những bệnh lí nặng hơn, ví dụ như:

  • Xuất huyết dưới màng đệm, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì thai nhi có thể phát triển bình thường nhưng có thể gây nguy cơ sinh non.
  • Chửa ngoài tử cung: trứng được thụ tinh nhưng không làm tổ đúng vị trí, thường ở ống dẫn trứng. Thai nhi sẽ không phát triển bình thường và nếu phát triển to hơn dẫn đến chửa ngoài tử cung vỡ đe, có thể đe dọa tính mạng của người mẹ nếu không được chẩn đoán  và điều trị kịp thời. Chửa ngoài tử cung vỡ được coi là một cấp cứu sản khoa.
  • Sảy thai hoặc dọa sảy thai: ra máu kèm theo đau bụng và cơn co tử cung.
  • Chửa trứng: do sự phát triển không bình thường của rau thai.

Bất kì loại ra máu âm đạo nào trong thai kì đều có thể là một triệu chứng nghiêm trọng, vì vậy, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn ngay lập tức về số lượng máu mà bạn mất cùng với tất cả các triệu chứng mà bạn gặp phải. Đặc biệt là nếu ra máu khiến bạn cảm thấy chóng mặt, hay lượng máu ra thấm ướt hết băng vệ sinh, hoặc bạn bị ra máu kéo dài liên tục, kèm theo sốt.

Ra máu trong 20 tuần cuối thai kì

Mặc dù nguy cơ sảy thai giảm đi sau 3 tháng đầu của thai kì và nhiều biến chứng sớm như là chửa ngoài tử cung hay chửa trứng cũng không còn nữa, nhưng chảy máu trong nửa sau của thai kì vẫn là một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt nếu như ra máu kéo dài.

Nguyên nhân của việc ra máu trong nửa sau thai kì gồm:

  • Quan hệ tình dục
  • Thăm khám cổ tử cung, đặc biệt là vào 3 tháng cuối thì việc khám trong lại càng được thực hiện thường xuyên hơn, do vậy nguy cơ gây ra máu âm đạo cũng nhiều hơn.
  • Rau tiền đạo: rau thai che lấp 1 phần hay hoàn toàn lỗ cổ tử cung.
  • Rau bong non: gây chảy máu nặng và đe dọa tính mạng của cả mẹ và con.
     
  • Đẻ non: ra máu âm đạo kèm theo đau bụng xảy ra trước tuần thứ 37, có thể gây ra những hậu quả nặng nề cho thai nhi. Nếu sau tuần thứu 37 thì các triệu chứng trên có thể là khởi phát của một cuộc chuyển dạ bình thường.

Hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc bà đỡ của bạn về thời điểm bạn bị ra máu, màu sắc, số lượng máu, để họ có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra triệu chứng của bạn.

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Ra máu khi mang thai
Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Parents
Bình luận
Tin mới
  • 21/06/2025

    Lẹo mắt có liên quan đến căng thẳng không?

    Lẹo mắt có thể phát triển khi tuyến dầu trong mi mắt bị nhiễm khuẩn. Căng thẳng có thể làm suy giảm hệ miễn dịch và căng thẳng có thể có liên quan đến tình trạng lẹo mắt

  • 21/06/2025

    D3 + K2: Sự phối hợp thiết yếu trong phát triển chiều cao cho trẻ

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất đóng vai trò cốt lõi trong chuyển hóa canxi và phát triển xương. Khi được bổ sung đồng thời, vitamin D3 và K2 có tác dụng “hiệp đồng”, hỗ trợ tối đa quá trình xây dựng hệ xương chắc khỏe, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao hiệu quả và an toàn.

  • 20/06/2025

    5 loại thực phẩm nên ăn để hỗ trợ giải độc thận

    Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.

  • 20/06/2025

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu ảnh hưởng đến trẻ khi trưởng thành như thế nào?

    Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!

  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

Xem thêm