Mụn trứng cá thường xuất hiện khi bã nhờn và các tế bào da chết làm tắc các lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nếu lỗ chân lông nhỏ, thì sẽ hình thành mụn đầu trắng, còn nếu lỗ chân lông to thì sẽ hình thành mụn đầu đen. Cả 2 loại mụn này đều có thể sẽ phát triển nặng hơn, thành tình trạng viêm.
Nguyên nhân gây mụn khi mang thai?
Hormone tăng nhanh trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ là nguyên nhân cơ bản khiến bạn bị mọc mụn khi mang thai. Hormone androgen ở phụ nữ mang thai sẽ kích hoạt quá trình sản xuất dầu trên da, làm tắc nghẽn các lỗ chân lông và tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển.
Quá trình mang thai cũng sẽ làm thay đổii các yếu tố miễn dịch ảnh hưởng đến da và sẽ làm da nhạy cảm hơn. Hệ miễn dịch yếu sẽ có sức hấp dẫn với vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ mắc kẹt lại trong các nang lông và gây viêm, từ đó gây mụn.
Thêm nữa, nếu bạn sử dụng các sản phẩm trang điểm có tính dầu, nặng thì nguy cơ bị mụn khi mang thai của bạn cũng sẽ cao hơn. Nếu bạn có tiền sử đã từng bị mụn, thì nguy cơ bị mụn khi mang thai cũng sẽ cao hơn. Nếu bạn thường bị mụn trước khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu, thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị mụn khi mang thai.
Mụn không chỉ ảnh hưởng đến da mà còn ảnh hưởng nhiều mặt đến thai kỳ, bởi những trường hợp mụn nặng có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, làm tăng nguy cơ trầm cảm và có ý định tự tử trong khi mang thai. Khả năng mụn tái phát sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề và việc bạn kiểm soát tốt như thế nào.
Các phương pháp kiểm soát mụn khi mang thai
Phụ nữ mang thai không nên phớt lờ tình trạng mụn trứng cá vì việc tự tin và cảm thấy hài lòng với bản thân mình là vô cùng quan trọng với bạn lúc này. Dưới đây là những việc mẹ bầucó thể làm để dự phòng tình trạng mụn trứng cá.
Luôn giữ da sạch sẽ, thoáng khí
Rửa mặt đúng cách:
Giữ vùng da gần cằm và đường chân tóc luôn sạch vì đây là những vùng mà lỗ chân lông dễ bị tắc nhất.
Gội đầu: dùng dầu gội tự nhiên, dịu nhẹ để gội đầu vì tóc nhiều dầu và bã nhờn có thể kích hoạt tình trạng nổi mụn
Dùng khăn mặt sạch và thay vỏ gối thường xuyên để tránh phải tiếp xúc với lớp dầu thừa bám trên vỏ gối và khăn mặt
.
Không nên: Khi rửa mặt, không nến cố cậy/nặn mụn ra vì có thể sẽ làm nặng thêm tình trạng mụn. Trong khi mang thai, làn da của bạn sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm. Một tổn thương nhỏ nhất cũng có thể sẽ là vấn đề. Cậy, nặn mụn, chà xát có thể sẽ làm mất đi lớp độ ẩm tự nhiên trên da, khiến lớp bã nhờn tiết ra nhiều dầu hơn và do đó, lỗ chân lông sẽ dễ bị tắc nghẽn hơn. Nặn/cậy mụn có thể dẫn đến việc hình thành sẹo vĩnh viễn.
Nên làm các việc sau :
Dưỡng ẩm cho da
Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm không chứa dầu là vô cùng quan trọng với da dễ bị mụn. Những sản phẩm này sẽ giúp da của bạn luôn ẩm. Ngoài ra, rửa mặt quá thường xuyên có thể sẽ khiến da bạn bị khô, cho nên, sử dụng một loại dưỡng ẩm phù hợp sẽ giúp duy trì được độ pH cân bằng của da.
Tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời
Tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời không chỉ gây tổn thương da mà còn gây mụn. Ngoài ra, nó còn có thể khiến da xuất hiện các chấm đồi mồi trên da trong quá trình mang thai. Hãy thoa kem chống nắng để dự phòng các tổn thương da do ánh nắng mặt trời. Và đảm bảo rằng kem chống nắng là công thức dành riêng cho da dầu và da dễ bị mụn.
Tránh trang điểm
Khi bị mụn, tốt nhất là bạn không nên trang điểm. Nhưng nếu bạn thích trang điểm, có thể sử dụng các sản phẩm có gốc nước mà không phải là gốc dầu. Ngoài ra, tẩy trang ngay khi bạn có thể.
Chế độ dinh dưỡng
Để tránh bị mọc mụn, nên tránh ăn các loại đồ ngọt và ngũ cốc tinh chế (giàu carbohydrate). Cũng nên tránh ăn các loại thực phẩm nướng và rán vì chúng có chứa chất béo không bão hòa và sẽ làm da bạn dễ bị mụn hơn. Thay vì sử dụng đường, hãy chuyển sang dùng mật ong hoặc thốt nốt, thay vì sử dụng ngũ cốc tinh chế hãy sử dụng ngũ cốc nguyên cám. Bổ sung thêm các loại hạt, trái cây tươi và các loại rau có màu xanh, da cam và đỏ để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Hãy trao đổi với bác sỹ trước khi tiến hành thay đổi chế độ ăn và nên nhớ, chỉ nên ăn mọi thứ ở mức độ vừa phải.
Tăng cường bổ sung vitamin B2
Thiếu vitamin B2 có thể làm tăng tình trạng tiết dầu của da. Có thể bổ sung vitamin B2 từ các loại thực phẩm như rau cải, sữa chua, hạnh nhân, măng tây.
Uống đủ nước
Uống đủ nước vì thiếu nước sẽ khiến da bị khô. Bổ sung thêm các loại nước trái cây, sữa, và nước ép rau củ vào chế độ ăn của bạn. Bổ sung đủ nước và các chất dinh dưỡng sẽ giúp da bạn luôn khỏe mạnh và dự phòng tình trạng mụn.
Tham khảo thêm thông tin trong bài viết: Những loại hải sản nên và không nên ăn khi mang thai
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.