Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các loại sẹo do mụn trứng cá

Ngay cả với việc điều trị cẩn thận và có ý thức nhất, vết sẹo do mụn trứng cá vẫn có thể xảy ra

Các loại sẹo do mụn trứng cá

Ngay cả với việc điều trị cẩn thận và  có ý thức nhất, vết sẹo do mụn trứng cá vẫn có thể xuất hiện trên da của bạn. Nhưng không phải tất cả các vết sẹo đều hình thành như nhau. Nói chung, sẹo mụn trứng cá được chia thành hai loại: những loại gây ra bởi mất mô (thiểu sản), và những loại gây ra bởi tăng sinh mô (quá sản). Do vậy, vết sẹo mụn trứng cá rơi vào một trong bốn loại: sẹo lõm, sẹo chân hình vuông, sẹo lượn sóng và sẹo lồi.

Sẹo do mụn trứng cá có thể gây sự khó chịu sau những đợt ảnh hưởng của mụn trứng cá bùng phát vì không phải là khó điều trị, nhưng điều trị không phải lúc nào cũng thành công 100 phần trăm.

Sự chuyển màu không phải là những vết sẹo thực sự mà là sự tăng sắc tố sau viêm, sẽ biến mất theo thời gian. Đây là phản ứng tự nhiên của da đối với chứng viêm và tự hiện diện như một vùng da đổi màu trên da, từ màu hồng đến đỏ, tím, nâu hoặc đen, tùy thuộc vào màu da và độ sâu của sự đổi màu.  Tăng sắc tố da sau viêm  thường sẽ hình thành sau  khi  có  vết thương, phát ban, mụn trứng cá, hoặc các kích thích khác gây viêm da, khiến da tạo ra quá nhiều melanin.

Dưới đây là một số loại vết sẹo mụn khác nhau và phương pháp điều trị khuyến cáo với từng loại.

Sẹo lõm

Biểu hiện: sẹo sâu thường sâu, khá hẹp xuống đến lớp hạ bì. Da trông như thể  bị một dụng cụ sắc nhọn đâm đâm vào. Các vết sẹo sâu dường như tạo ra một "lỗ nhỏ" sâu trong da. Một số có thể trông giống như một lỗ chân lông to, rộng.

Tiến triển: vết sẹo sâu phát triển sau khi một nhiễm trùng từ một nang hoặc viêm da sâu khác hoạt động theo cách riêng trên bề mặt. Mô da bị phá hủy, để lại một vết sẹo giống như đường dài.

Điều trị: sẹo sâu có thể được điều trị bằng ghép mô.

Sẹo chân hình vuông

Biểu hiện: sẹo chân hình vuông ăn sâu xuống theo hướng dọc hình tròn hoặc bầu dục. Lớn hơn những sẹo sâu, những vết sẹo hình vuông giống như bị ấn lõm.

Sự phát triển: Khi viêm bùng phát sẽ phá hủy collagen khiến mô bị mất. Da trên khu vực này trơ lại mà không có mô chống đỡ nên  bị đẩy xuống. Sẹo chân hình vuông có thể ảnh hưởng từ bình thướng đến nghiêm trọng, tùy thuộc vào lượng mô bị mất.

 Điều trị : Các phương pháp điều trị vết sẹo này bao gồm cắt bỏ sẹo cũ, tiêm chất làm đầy da và tái tạo da bằng laser.

Sẹo lượn sóng

Biểu hiện: Loại sẹo này gây ra những tổn thương "dạng sóng " trên các bề mặt bình thường.

Sự phát triển: Các vết sẹo lượn sóng phát sinh khi các sợi xơ của mô phát triển giữa da và mô dưới da. Các dải này kéo biểu bì, gắn nó với các cấu trúc sâu hơn của da. Chính sự kéo này của lớp biểu bì từ bên trong  dẫn đến gợn sóng tren bề mặt da.

Điều trị:   phương pháp điều trị tốt nhất cho loạisẹo này là cắt bỏ.

Sẹo lồi

Xuất hiện: Một vết sẹo khổng lồ trông giống như một khối mô. Những loại sẹo này thường phát triển lớn hơn vết thương ban đầu. Sẹo lồi do mụn trứng cá thường xuất hiện trên  người, đặc biệt ở nam giới.

Sự phát triển: Không giống như vết sẹo lõm hoặc sẹo chân hình vuông, sẹo lồi không phải do mất mô. Thay vào đó, chúng phát triển vì lượng collagen dư thừa.

Điều trị: Các loại kem corticoid, hoặc tiêm steroid được sử dụng để làm co và làm phẳng sẹo. Interferon tiêm cũng được sử dụng để làm mềm mô sẹo.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sẹo và các dạng thuốc điều trị

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm