Những loại hải sản nên và không nên ăn khi mang thai
Sự thật là các bà mẹ có thể và nên ăn cá trong khi mang bầu (trừ một số trường hợp ngoại lệ).
Tại sao nên ăn cá
Không thể phủ nhận rằng không phải tất cả mọi loại cá đều an toàn cho phụ nữ có thai, nhưng việc tránh hoàn toàn việc ăn hải sản cũng không hề tốt. Phụ nữ có thai nên đặt mục tiêu "nạp" từ 230 gram – 340 gram hải sản một tuần và sau đây là lý do.
Cá chứa nhiều protein và giàu sắt. Phụ nữ khi mang bầu cần ít nhất 27 mg sắt/ngày (khoảng 18 mg trước khi mang thai) để giúp phòng bệnh thiếu máu và 71 gram protein/ngày (khoảng 46 gram trước khi mang thai) để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi và sự thay đổi về mặt cơ thể của người mẹ. Theo chuyên gia dinh dưỡng Jessica Crandall thuộc Viện Dinh dưỡng quốc gia Hoa Kỳ, những người sắp làm mẹ nên được cung cấp đủ lượng protein cần thiết trong thai kỳ. Cá là loại thực phẩm được khuyến khích do nó là nguồn cung cấp cả protein và sắt.
Cả mẹ và bé đều cần các acid béo omega-3. Dầu các loại cá như cá hồi và cá bơn chứa nhiều acid docosahexaenoic (DHA) là một loại acid béo omega-3. Crandall nói: “Các acid béo omega-3 rất có ích trong việc làm giảm triệu chứng viêm và kích thích sự phát triển não bộ của trẻ. Ăn nhiều loại protein giàu omega-3 như cá còn rất có lợi cho sức khỏe phụ nữ mang thai.”
Việc kén ăn có thể làm thu hẹp giá trị dinh dưỡng trong bữa ăn của bạn. Những phụ nữ sắp làm mẹ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm bổ dưỡng, tuy nhiên việc mang thai có thể hạn chế sự dung nạp một số loại đồ ăn. Cá là một thực phẩm rất giàu giá trị dinh dưỡng và nên được thêm vào thực đơn của các bà bầu.
Do acid béo omega-3 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ, Crandall khuyến cáo những phụ nữ mang thai nên trao đổi với bác sỹ để lựa chọn giữa việc ăn cá hay sử dụng dầu thực vật thay thế trong trường hợp họ không thể dung nạp hải sản. Bà nói: “Việc lựa chọn thực phẩm để cung cấp đủ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai luôn là ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên các chế phẩm bổ sung hay thực phẩm chức năng có thể hữu ích trong trường hợp những phụ nữ này không cung cấp đủ lượng omega-3 cần thiết.”
Hãy tránh xa hải sản chứa nhiều methyl thủy ngân hay các chất độc khác khi mang thai. Methyl thủy ngân có thể làm tổn hại đến sự phát triển não bộ, thận và hệ thần kinh trung ương của phôi thai. Đây là một hóa chất độc hại có thể tích lũy với hàm lượng cao trong các loại cá biển. Chất này sẽ đi qua nhau thai và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Thủy ngân có thể tồn tại tự nhiên trong môi trường hoặc có mặt trong các chất thải công nghiệp. Trong không khí và nước, nó ở dạng methyl thủy ngân. Một số loại cá bị tích lũy nhiều thủy ngân hơn các loại khác, phụ thuộc vào thức ăn, môi trường sống, kích thước và tuổi thọ của loài cá đó.
Dưới đây là danh sách các hải sản phụ nữ có thai nên và không nên ăn
Nên ăn từ 230 gram – 340 gram/tuần
Cá rô phi
Cá tuyết
Cá hồi
Cua
Tôm
Cá mòi
Cá ngừ đóng hộp
Cá minh thái
Cá tra
Nên ăn khoảng 170 gram/tuần
Cá ngừ trắng
Tránh ăn các loại sau
Cá mập
Cá kiếm
Cá thu vua
Cá kình
Cá sống (bao gồm sushi, sashimi, ceviche và carpaccio)
Các hải sản đông lạnh hun khói do nguy cơ nhiễm độc kim loại
Một số lưu ý khi ăn cá và hải sản
Chỉ ăn các loại cá đã chế biến bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng
Hãy kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của cá trước khi quyết định ăn bất kỳ một loại cá nào. Nếu có nghi ngờ, hãy giảm mức tiêu thụ xuống còn 170 gram cá/tuần.
Hãy bảo quản cá trong tủ lạnh ngay sau khi mua về và ăn trong vòng 1 – 2 ngày, chế biến cá tới nhiệt độ tối thiểu khoảng 630C để phòng nguy cơ ngộ độc.
Hãy thưởng thức hương vị ngon lành từ món cá và các giá trị dinh dưỡng nó mang lại cho bạn và đứa con sắp chào đời của bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thức ăn nên tránh khi mang thai
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?