Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi ra viện

Trong thời gian nằm viện trẻ đã bị nhiều tác động như tiếng ồn, ánh sáng và các thủ thuật y tế như: Lấy máu, tiêm thuốc, truyền dịch và uống thuốc… bên cạnh đó trẻ còn bị thiếu sự âu yếm của bà mẹ và gia đình. Một số trẻ do bệnh lý cần phải nhịn ăn hoặc ăn bằng ống thông dạ dày…

Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi ra viện

 

Khi trẻ được ra viện trẻ cần có sự chăm sóc đặc biệt để phục hồi lại sức khoẻ và bắt kịp sự tăng trưởng theo lứa tuổi. Do đó, các bà mẹ cần có kiến thức và kỹ năng để chăm sóc trẻ đúng cách.

Những vấn đề cần theo dõi, chăm sóc

  • Hô hấp
  • Thân nhiệt
  • Dinh dưỡng
  • Vệ sinh da, mắt, rốn
  • Tiêm chủng theo lịch, tái khám theo hẹn của bác sĩ.

1.Theo dõi hô hấp

Theo dõi sát nhịp thở, màu sắc da, kiểu thở của trẻ

  • Trẻ sơ sinh có nhịp thở bình thường 40-60 l/phút, trẻ thở đều, nếu thấy trẻ thở nhanh hơn 60l/p hoặc thở chậm hơn 40l/phút, hoặc thở không đều, khò khè hoặc co kéo lồng ngực là bất thường.
  • Cấu tạo đường thở của trẻ sơ sinh rất mềm và khí quản hẹp nên chú ý đến tư thế bế và đặt trẻ nằm sao cho đường thở không bị gập hoặc ngửa quá. Kê gối dưới vai, giữ cổ trẻ ở tư thế trung gian, đánh giá tư thế tốt bằng nhịp thở  nhẹ nhàng, đều đặn, trẻ ngủ yên giấc,
  • Trẻ đẻ non thường có cơn ngừng thở ngắn <15s, khi đó cần kích thích để trẻ thở, nên dùng phương pháp da kề da để phòng và chống cơn ngừng thở. Nếu cơn ngừng thở >15 s, trẻ tím tái, hoặc cơn ngừng thở ngắn nhưng liên tục, cần kích thích cho trẻ thở, đưa trẻ đến khám tại  cơ sở y tế .
  • Quan sát màu sắc da của trẻ: Bình thường da trẻ hồng, môi và đầu chi hồng. Nếu thấy da trẻ tái, nhợt hoặc tím cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.
  • Nếu trẻ bị ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi cần nhỏ mũi cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng nước muối sinh lý ấm. Nếu  trẻ ho nhiều, thở khò khè cần đưa trẻ đi khám.

2. Theo dõi thân nhiệt

  • Nhiệt độ bình thường của trẻ: 36,5°C – 37,2°C (nhiệt độ cặp nách). Trẻ sơ sinh có thể bị hạ thân nhiệt cả khi vào mùa hè, từ đó trẻ dễ bị viêm phổi, do vậy cần cho trẻ nằm phòng thoáng, nhiệt độ phòng 28-30 độC (>25 độ C), đủ ánh sáng. Không quấn trẻ quá kỹ dễ làm trẻ sốt, viêm da, viêm phổi …
  • Nếu nhiệt độ >37,50: cho trẻ  nằm phòng thoáng, nới lỏng quần áo, dùng khăn ấm chườm cho trẻ ở trán, nách, bẹn. Theo dõi sát nhiệt độ của trẻ. Nếu >38,5 độC đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.
  • Nếu nhiệt độ <36 độC: ủ ấm tích cực cho trẻ bằng chăn hoặc bằng phương pháp da kề da.

3. Nuôi dưỡng

  • Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, không cho trẻ ăn bất cứ thứ gì khác ngoài sữa mẹ, bú mẹ hoàn toàn cho đến khi trẻ 6 tháng tuổi.
  • Nếu mẹ chưa đủ sữa – sữa chưa về cũng phải cho BM đúng và lâu trước mỗi bữa bú bình để kích thích tiết sữa và trẻ không quên BM, cho trẻ ăn đủ cữ, 3h/lần, 8 bữa/ ngày và BM hiệu quả ( trẻ ngủ yên, đái nhiều, không chồng khớp sọ, tăng cân)
  • Nếu mẹ thiếu sữa nuôi con, có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức phù hợp với tuổi (Nên tham khảo ý kiến của bác sỹ).
  • Nếu trẻ bú kém có thể đổ thìa thêm cho trẻ. Chú ý: dụng cụ cho trẻ ăn cần được luộc sôi trước khi sử dụng. Tay người chăm sóc rửa sạch sẽ.
  • Theo dõi cân nặng hàng tháng theo biểu đồ tăng trưởng.

Lưu ý: Trẻ sơ sinh dễ nôn trớ khi ăn no do cơ thắt tâm vị đóng chưa tốt. Trẻ đẻ non hay bị sặc, tím tái khi ăn do chưa có sự phối hợp tốt 3 phản xạ thở, bú và nuốt. Vì vậy không ép trẻ bú nhiều. Cho trẻ ăn ít một, đổ thìa. Sau khi trẻ ăn no, không đặt trẻ nằm ngay, đỡ trẻ ở tư thế đầu cao, mặt  nghiêng sang một bên, vỗ ợ hơi.

4. Chăm sóc da, rốn, mắt

 – Chăm sóc da: Tắm cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm 37 độC

Phòng tránh hăm cho trẻ: Da trẻ sơ sinh mỏng, dễ bị tổn thương, hăm, đỏ. Vì vậy không để da trẻ tiếp xúc lâu với tã ẩm, ướt, nên thay tã thường xuyên cho trẻ, khi trẻ bị hăm cần bôi thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc.

– Chăm sóc rốn: Vệ sinh rốn cho trẻ hàng ngày đến khi rốn rụng và khô bằng cồn 70° và bông vô khuẩn, không nên bôi bất cứ thứ thuốc mỡ hay thuốc bột gì vào rốn trẻ

vs-ron

Cần đưa trẻ đến khám khi có một trong các triệu chứng sau:

  • Rốn có mùi hôi hoặc rỉ nước vàng hoặc rỉ máu.
  • Rốn có nang, rỉ nước.
  • Da quanh rốn sưng tấy đỏ.
  • Rốn chậm rụng sau 3 tuần.
  • Vệ sinh mắt cho trẻ, theo dõi xem mắt có sưng đỏ, có nhử, mủ không?

5. Vệ sinh miệng

Vệ sinh miệng cho trẻ thường xuyên bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước muối sinh lý.

270315_09142628-2-1427167025932

 Các theo dõi khác:

  • Tiêm chủng đúng lịch.
  • Theo dõi sự phát triển về tinh thần, vận động của trẻ theo đúng lứa tuổi.
  • Tái khám theo hẹn của bác sỹ (Khám mắt cho trẻ đẻ non có cân nặng lúc sinh dưới 2000g khi trẻ được 4 tuần tuổi, trẻ bị bệnh tim mạch…).
  • Trẻ sơ sinh nên được khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế (1 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng…

Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh:

Nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau đây cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu:

  • Bú ít hoặc bỏ bú.
  • Co giật hoặc co cứng.
  • Ngủ li bì khó đánh thức.
  • Thở rít khi nằm yên, thở khò khè.
  • Sốt cao hoặc hạ thân nhiệt.
  • Chảy máu bất cứ chỗ nào.
  • Vàng da đậm hoặc vàng da sớm (24 giờ tuổi).
  • Nôn liên tục, bụng chướng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nghe, nhìn và các giác quan ở trẻ sơ sinh

Theo Bệnh viện Nhi TW
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm