Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thẩm mỹ sau sinh

Sau sinh cơ thể người phụ có nhiều thay đổi, ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ cũng như đời sống sinh hoạt vợ chồng; ngày nay nhờ những tiến bộ khoa học, đặc biệt là lĩnh vực thẩm mỹ, tùy điều kiện kinh tế, nghề nghiệp mà chọn cho phù hợp.

Thẩm mỹ sau sinh

1. Phẫu thuật đặt túi ngực:

Đây là phẫu thuật dùng vật liệu độn, thường là túi độn nhân tạo, còn gọi là túi ngực, đặt vào phần sau tuyến vú, trước hay sau cơ ngực lớn, để nâng cao và làm cho phần hình thể vú to hơn. Ở nước ta, ngày nay phẫu thuật nâng ngực cũng đã được thực hiện ngày càng rộng rãi, mang lại vẻ đẹp hình thể, tôn vinh biểu tượng nữ tính của người phụ nữ, giúp họ tự tin hơn trong giao tiếp, trong sinh hoạt.

Để có bộ ngực như ý, trước hết cần được tư vấn và tìm hiểu trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa tạo hình thẩm mỹ. Về vị trí phẫu thuật, thông thường có 3 đường mổ ở các vị trí khá kín đáo như đường mổ ở nách, song hành với nếp gấp vùng nách, hay đường mổ quanh quầng vú và dưới bầu của nếp vú; đường mổ thông thường dài khoảng 2 - 3cm.

Trường hợp túi ngực thủng, nếu là túi silicon, thì dịch silicon thoát ra khỏi bao sẽ khiến bộ ngực hơi bị biến dạng, hình thù khác lúc mới đặt; hoặc sờ vào ngực có cảm giác đóng cục, do silicon thoát ra đóng cục gây cứng, phần lớn ít gây đau; nếu loại túi ngực là túi nước biển thì dễ nhận biết hơn nếu bị xì, bị thủng, bởi nước biển xì ra ngấm vào cơ thể, khiến ngực sẽ xẹp thấy rõ.

2. Phẫu thuật treo vú

Có một số trường hợp sau sinh nhất nhiều lần cho con bú, da vùng tuyến vú bị giãn ra, làm cho tuyến vú bị hạ thấp xuống dưới vị trí bình thường, trường hợp này bằng cách cắt bớt da và cố định vú về vị trí cũ, tuyến vú sẽ gọn và chắc hơn. Biến chứng có thể gặp như đau, khó chịu do nâng cơ và da được kéo lên, nhưng sẽ quen dần sau đó, nhiễm trùng tại chỗ, bầm tím do xuất huyết.

3. Phẫu thuật chỉnh hình thành bụng

Sau khi mang thai, nhất là trường hợp song thai, thai to, hoặc sau sanh bụng tích nhiều mỡ, trường hợp này được hút mỡ, cắt bớt da và may các cơ bụng cho chặt lại.

Hút mỡ bụng thường được thực hiện kèm với cắt da thừa, đây là một phẫu thuật lớn, nên trước khi mổ người bệnh phải được kiểm tra sức khỏe tổng thể, nhất là các chức năng gan, thận, tim, phổi và xét nghiệm máu. Trong lúc tiến hành thủ thuật người bệnh được gây mê hoàn toàn, thời gian phẫu thuật ngắn hay dài tùy theo tình trạng sức khỏe, vòng bụng của mỗi bệnh nhân, nhưng thường kéo dài khoảng 2 - 3 giờ. Trên thực tế, đã có người bệnh tử vong do thực hiện kỹ thuật này, nên cần được tư vấn kỹ, cân nhắc trước khi quyết định, cũng nên nhớ rằng thủ thuật này chỉ có giá trị tạm thời, vì sau đó ăn nhiều, ít vận động thì mỡ tiếp tục tạo nên.

4. Phẫu thuật thu gọn âm đạo

Sau sinh, nhất là sinh nhiều lần, làm cho cơ vòng ống âm đạo bị giãn rộng ra, các sợi cơ này bị rách, đứt trong lúc rặn đẻ, khiến cho ống âm đạo mất khả năng đàn hồi, dẫn đến việc người phụ nữ không còn cảm giác thích thú khi giao hợp.

Đối với nam giới thì dương vật không còn được ống âm đạo ôm siết chặt vì các cơ vòng đã mất hết tính năng đàn hồi, và luồng thần kinh dẫn truyền cho sự co thắt cũng không còn hoạt động hiệu quả nữa, chất nhờn âm đạo không còn tiết ra làm cho âm đạo khô, giao hợp trở nên rát, đau đớn, chảy máu cho cả hai. Điều này làm cho cả hai dễ mất hứng thú, hay sợ khi quan hệ, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ vợ chồng, hạnh phúc gia đình.

Về kỹ thuật, tiến hành việc nối những cơ vòng của ống âm đạo, làm chặt và nhỏ lại, cắt bỏ những phần da, thịt dư thừa của âm đạo, kiến tạo lại cơ vòng của cửa mình; thời gian cho một cuộc phẫu thuật thường từ 30 - 60 phút, tùy thuộc vào mức độ giãn, rộng của âm đạo; sau 6 tuần đến 3 tháng là hoàn toàn bình phục, trong thời gian hồi phục không nên giao hợp hay khiên vác nặng; người nữ có thể đi làm sau 2 tuần và có thể giao hợp trở lại sau 6 tuần.

Các biến chứng thường gặp như chảy máu do khâu cầm máu không tốt, nhiễm trùng tại chỗ, do công tác vô khuẩn trong mổ không tốt hay do vệ sinh, chăm sóc sau mổ không đúng hướng dẫn; gây trích hẹp âm đạo do thực hiện kỹ thuật sai; tổn thương gây dò âm đạo - trực tràng, rối loạn tiểu tiện sau phẫu thuật có thể do thuốc tê, khâu kéo gây kích thích bàng quang trực tràng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phải mất bao lâu để tìm lại được vòng eo sau sinh

BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm