Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sơ cứu người bị ngất

Nếu tình cờ bạn thấy ai đó bị ngất hoặc mất ý thức trên đường hay trong chính nhà của mình, bạn cần làm gì? Hãy bình tĩnh và tham khảo những hướng dẫn dưới đây.

Nhiều người cảm thấy choáng váng sau đó bị ngất đi, nó thường xảy ra trong thời gian ngắn. Ngất không giống như khi bạn ngủ hoặc hôn mê. Khi một người bị ngất, nó thường chỉ là tạm thời và sẽ tỉnh táo trở lại sau một vài phút. Tuy nhiên, nếu bạn bị mất ý thức thì sẽ không có đáp ứng với kích thích bên ngoài, không thể ho, khạc đờm, vì vậy dễ có nguy cơ bị tắc nghẽn đường thở.

Ngất thường do hậu quả của việc tưới máu não không đầy đủ trong thời gian ngắn. Nó có thể gây ra do căng thẳng, mất nước, mệt mỏi và bệnh tật; sau khi uống một số loại thuốc. Đứng lâu trong thời tiết quá nóng có thể khiến bạn bị ngất. Không hoạt động khiến máu ứ lại ở phần dưới cơ thể và giảm tưới máu não.

Ví dụ như những người lính đứng nghiêm trong thời gian dài có thể bị ngất. Một số thuốc có thể làm hạ huyết áp tới ngưỡng có thể gây ngất. Những người bị tiểu đường có thể bị mất ý thức nếu như mức đường huyết của họ quá cao hoặc quá thấp.

Nhiều người tỉnh lại nhanh chóng sau khi bị mất ý thức trong thời gian ngắn mà không để lại bất kì hậu quả có hại nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngất có thể là dấu hiệu của một cấp cứu y khoa. 

Dấu hiệu cảnh báo

Những dấu hiệu cảnh báo của ngất bao gồm:

  • Da lạnh và xanh tái
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Mạch chậm
  • Buồn nôn
  • Thường xuyên vừa nói vừa ngáp
  • Cảm giác bồn chồn
  • Cảm giác tức ngực
  • Đánh trống ngực

Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, bạn nên nằm xuống hoặc ngồi xuống và để đầu ngang bằng với cẳng chân. Nó sẽ khiến máu lên não tốt hơn. Trong trường hợp thời tiết quá nóng, hay di chuyển tới vị trí mát hơn.

Tuy nhiên, mất ý thức kéo dài hơn 1-2 phút không thể coi thường. Đó thường là dấu hiệu của vấn đề y tế nghiêm trọng, ví dụ như động kinh, thiếu máu não nặng, chấn động não, nhồi máu cơ tim, hôn mê do đái tháo đường và các vấn đề khác. Điều quan trọng là cần xử trí tình trạng ngất hoặc mất ý thức để tránh những tổn thương. Nếu mất ý thức kéo dài hơn 1 phút, cần nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ.

Làm gì khi nạn nhân không nhanh chóng lấy lại ý thức?

Nếu bạn nghi ngờ nguyên nhân gây ngất là do mất mồ hôi quá nhiều, hãy di chuyển nạn nhân sang nơi mát hơn. Đặt họ nằm xuống, nâng cao chân lên 20-30 cm để máu lưu thông lên não dễ dàng hơn. Lau trán của nạn nhân bằng khăn nước mát. Nới lỏng quần áo, đặc biệt là ở cổ và bụng. Nếu nạn nhân đã tỉnh lại, cho họ uống một ly nước có pha một thìa cà phê muối. Đồng thời bạn cần đảm bảo thông khí tốt, đặc biệt nếu nghi ngờ ngộ độc khí CO. Kiểm tra đường thở, hô hấp và tuần hoàn. Nhẹ nhàng nghiêng đầu nạn nhân và di chuyển cằm để không khí lưu thông qua mũi, miệng; áp tai của bạn vào miệng của nạn nhân để cảm nhận hơi thở. Nếu nạn nhân không thở, hãy gọi 115 và bắt đầu hồi sinh tim phổi (CPR) ngay lập tức.

Nếu nạn nhân bị nôn, đặt họ nằm nghiêng để tránh sặc. Kiểm tra các chấn thương nếu người đó bị té ngã. Nếu bị chảy máu hoặc gãy xương, hãy bắt đầu sơ cứu hợp lí.

Lưu ý

Một số người có thể sợ hãi khi nạn nhân không nhanh chóng tỉnh lại và có thể làm sai. Vì vậy, hãy nhớ:

  • Không vỗ, rung lắc hoặc tạt nước vào nạn nhân.
  • Không kê gối dưới đầu nạn nhân.

Không cho nạn nhân uống bất cứ thứ gì trừ người bị tiểu đường. Nếu đường máu quá thấp, họ cần được uống hoặc ăn thứ gì đó giúp đường máu tăng lên ngay lập tức ví dụ như soda hoặc nước ép hoa quả. Nếu đường máu quá cao thì cần được tiêm Insulin. Nếu nạn nhân không có sẵn thuốc tiêm, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. 

  • Không di chuyển nạn nhân khi không cần thiết
  • Không cố gắng đưa người mất ý thức ngồi hoặc đứng dậy
  • Không được bỏ mặc không chăm sóc nạn nhân trong bất kì tình huống nào. Nếu cần, bạn có thể nhờ ai đó gọi 115.

Khi nào cần gọi 115?

Khi một người bị ngất, hãy gọi cấp cứu ngay nếu họ:

  • Không thở
  • Ngã cao hoặc bị thương và chảy máu
  • Bị tiểu đường
  • Mang thai hoặc trên 50 tuổi
  • Đau ngực, tức ngực hoặc khó chịu ở ngực, nhịp tim không đều
  • Không thể nói hoặc nói khó, không thể dị chuyển hoặc cảm nhận chân tay, lẫn lộn, cảm giác tê bì hoặc kiến bò, nhìn mờ vì đây có thể là những triệu chứng của đột quỵ
  • Co giật, chấn thương lưỡi hoặc đại tiện không tự chủ
  • Không tỉnh lại sau 2 phút

Bạn cần làm gì?

  • Trong khi chờ đợi sự giúp đỡ, hãy kiểm tra đường thở, hô hấp và tuần hoàn của nạn nhân.
  • Kiểm tra để xác định các vấn đề như tiểu đường, động kinh hoặc dị ứng thuốc và báo cho nhân viên cấp cứu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần lưu ý khi sơ cứu vết thương

Bs. Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthday
Bình luận
Tin mới
  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

Xem thêm