Vật nuôi đang khỏe mạnh cũng có thể là nguồn chứa vi sinh vật gây bệnh. Sau đây là một số lưu ý giúp bạn và gia đình luôn khỏe mạnh, tránh những bệnh lây từ thú cưng sang bạn.
Lựa chọn thú cưng thích hợp
Trước khi mua một con vật, hãy cân nhắc thật kĩ và chắc chắn rằng nó phù hợp với gia đình bạn. Sau đây là một số khuyến nghị:
Để chọn thú cưng phù hợp, bạn hãy tìm hiểu kỹ lưỡng về loại vật mình định nuôi, với một số câu hỏi rất cần thiết sau đây:
Rửa sạch tay ngay sau khi chạm vào vật nuôi
Người lớn nên hướng dẫn trẻ nhỏ rửa tay sạch. Cách rửa tay đúng: Rửa tay sau mỗi lần tiếp xúc với vật nuôi. Bạn nên rửa tay dưới vòi nước đang chảy, sử dụng xà phòng và rửa sạch tay của mình trong ít nhất 30 giây. Dùng dung dịch khử khuẩn nếu không có nước và xà phòng.
Rất nhiều loại vật nuôi, như chó, mèo, các loài bò sát, động vật gặm nhấm, và các loài chim có thể mang mầm bệnh lây lan cho con người. Luôn luôn nhớ phải rửa tay sau khi đặt tay lên các khu vực sống của con vật (như chuồng, trại...) ngay cả khi bạn không tiếp xúc trực tiếp mới vật nuôi, sau khi đi toilet, trước khi ăn hoặc uống, trước khi chuẩn bị bữa ăn và sau khi cởi quần áo và giày dép bẩn.
Bạn cũng cần rửa tay sau khi cầm thức ăn cho đông vật, vì những thứ này cũng có thể nhiễm vi khuẩn hoặc các loại vi sinh vật gây bệnh khác. Thức ăn cho vật nuôi có thể bao gồm thức ăn khô cho chó hoặc mèo, bánh qui cho chó...
Gọi cho bác sỹ nếu bạn hoặc người thân trong gia đình bị ốm và hãy nói rõ với các bác sĩ về vật nuôi nhà bạn đang nuôi. Liên hệ với bác sĩ thú ý nếu bạn thấy thú cưng của bạn bị bệnh.
Dù là bạn có một chú ngựa, một con vẹt hay một con lạc đà thì việc chú ý đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh lâu dài và thường xuyên cho chúng là một điều quan trọng để chăm sóc sức khỏe cho cả vật nuôi và gia đình của bạn. Bằng việc nuôi vật nuôi khỏe mạnh, bạn có thể bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình của mình.
Giữ vệ sinh tốt xung quanh thú cưng
Bạn cần rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với con vật, tắm rửa cho chúng và trước khi chuẩn bị bữa ăn.
Đảm bảo rằng bạn đưa phân của con vật ra khỏi sân nhà hoặc những nơi công cộng bằng cách dùng những dụng cụ hoặc túi và vứt chúng ở những nơi xử lý thích hợp. Phân chó chứa rất nhiều vi khuẩn, một vài loại có thể gây hại cho con người. Dọn dẹp hộp cho mèo hàng ngày.
Giữ trẻ nhỏ tránh xa các khu vực có thể có phân chó hoặc phân mèo để tránh sự lây lan của giun đũa và giun móc.
Phụ nữ có thai không nên dọn dẹp chỗ ở của mèo vì mèo có thể mang kí sinh trùng gây bệnh Toxoplasmosis có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Ngừa bệnh dại
Bệnh dại có thể giết con chó của bạn, thậm chí là làm bạn tử vong nếu bạn bị thú cưng mắc bệnh dại cắn. Đưa thú cưng của bạn, đặc biệt là chó, mèo hoặc động vật khác đi tiêm phòng ở bác sĩ thú y. Hãy lưu giữ những thông tin về lịch sử tiêm vaccine cho thú cưng của bạn. Giữ nó trong một khoảng sân có hàng rào hoặc một dây xích.
Dù chúng rất đáng yêu và dễ thương nhưng bạn không nên để các động vật hoang dã hay các loài gặm nhấm hoang dã trong nhà bạn bằng cách cho chúng ăn. Bạn có thể bắt gặp một con vật non bị bỏ rơi và muốn cứu nó, nhưng thường thì bố mẹ chúng đang ở rất gần đó. Bạn không nên chạm vào động vật hoang dã hay nơi chúng ở, vì ở đó có thể có vi sinh vật gây bệnh, virus, và cả kí sinh trùng.
Hướng dẫn trẻ nhỏ cách chăm sóc thú cưng thích hợp
Trẻ dưới 5 tuổi nên được giám sát khi chơi đùa cùng thú cưng. Bạn nên hướng dẫn trẻ rửa tay ngay sau khi chơi với vật nuôi hay tiếp xúc với bất kì thứ gì trong khu vực của con vật (như chuồng, giường ngủ, thức ăn hay đĩa đựng thức ăn). Trẻ dưới 5 tuổi nên thận trọng hơn khi đến thăm các trang trại hoặc tiếp xúc trực tiếp với động vật ở trang trại, bao gồm động vật trong vườn thú hay trong các hội chợ.
Tận hưởng cùng thú cưng của bạn
Có rất nhiều lợi ích khi sở hữu một con thú cưng. Việc có một con vật bầu bạn có thể giúp bạn giảm đi sự cô đơn và trầm cảm. Chúng có thể cùng bạn tham gia các bài tập thể dục, những hoạt động ngoài trời, xã hội. Vì vậy, thường xuyên đi bộ hoặc chơi với thú cưng có thể làm giảm huyết áp, giảm cholesterol và hàm lượng triglycerid trong máu. Hãy luôn nhớ rằng: Thú cưng của bạn khỏe mạnh thì bạn cũng sẽ khỏe mạnh!
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trị bệnh bằng thú cưng
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn