Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vật nuôi và kí sinh trùng

Vật nuôi trong nhà vô cùng đa dạng từ các loài phổ biến như chó, mèo, chim tới các loài động vật bò sát. Những con vật đó có thể mang theo mầm bệnh lây sang con người.

Nhưng bạn đừng nên quá lo lắng vì việc lây bệnh từ vật nuôi cho con người không xảy ra thường xuyên. Hầu hết các bệnh truyền từ vật nuôi sang người có thể được phòng tránh nếu bạn theo dõi và thực hành một vài quy tắc khá đơn giản dưới đây.

Những điều cần làm để phòng tránh việc lây bệnh từ vật nuôi sang người

Điều quan trọng nhất là bạn không bao giờ được chạm vào chất thải của thú cưng (như là nước tiểu hoặc phân) hoặc chạm vào vật đã bị làm bẩn bởi chất thải đó. Bạn nên rửa tay cẩn thận và đúng cách sau khi làm sạch tấm thảm bẩn có dính chất thải của vật nuôi (làm sạch cả phần bàn tay và  móng tay) hoặc sau khi sử dụng dụng cụ thu dọn chất thải.

Bạn không nên để trẻ nhỏ chơi với hộp cát không được bọc cẩn thận vì nó có thể là hộp chứa chất thải của con mèo nhà hàng xóm. Tránh tiếp xúc với vật nuôi qua đường miệng như là chia sẻ thức ăn hoặc hôn thú cưng của bạn.

Phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch yếu không nên làm sạch hộp chất thải của vật nuôi hoặc dọn dẹp chất thải của chúng bằng tay vì có một căn bệnh mang tên toxoplasmosis có thể truyền qua bằng con đường này. Toxoplasmosis có thể gây nên những di chứng nghiêm trọng cho thai nhi nếu phụ nữ mang thai bị nhiễm. Bất kì ai sau khi dọn dẹp hộp chất thải của vật nuôi cũng nên rửa tay sạch sẽ với xà phòng.

Nếu bạn có vật nuôi là các loài bò sát như thằn lằn, rắn hoặc rùa, bạn cũng nên thận trọng vì chúng có thể mang vi khuẩn (hoặc mầm mống vi khuẩn) khiến cho bạn mắc bệnh. Bạn nên rửa sạch tay sau khi vệ sinh con vật hoặc xử lí, dọn dẹp lồng của con vật. Bạn cũng nên thường xuyên dọn dẹp chỗ ở của vật nuôi, diện tích xung quanh đó và cả dụng cụ vệ sinh. Trẻ em dưới 5 tuổi và người có hệ miễn dịch yếu không nên cầm các loài bò sát hoặc các vật tại chỗ ở của chúng.

Những điều bạn cần làm để giữ cho vật nuôi khỏe mạnh

Hiện nay đã có nhiều loại thuốc tẩy giun sán và vắc xin đặc hiệu cho từng loại bệnh của vật nuôi, giúp giữ cho vật nuôi của bạn khỏe mạnh và giảm nguy cơ lây bệnh cho con người. Bạn nên sử dụng theo khuyến nghị của bác sỹ thú y. 

Một điều rất quan trọng cần lưu ý là bạn cần kiểm soát bọ chét và ve trên vật nuôi và trong nhà của bạn. Bọ chét và ve có thể làm mối lo ngại cho cả bạn và thú cưng, khiến cho cả hai có thể mắc bệnh.

Bạn không nên cho vật nuôi của mình ăn thịt sống. Bạn nên kiểm soát việc chó, mèo tấn công và ăn thịt các loại động vật hoang dã. Nó có thể khiến cho vật nuôi của bạn nhiễm bệnh kí sinh trùng toxoplasmosis. Giữ vật nuôi của mình tránh xa các loại động vật hoang dã hoặc con vật đi lạc khác. Chúng có thể không được chủng ngừa hoặc bị bệnh.

Những điều bạn cần biết về trẻ nhỏ và vật nuôi

Trẻ nhỏ thường có nhiều khả năng bị nhiễm bệnh từ vật nuôi bởi vì khi mới chập chững biết đi, trẻ con thường bò trên sàn cùng thú cưng, hôn chúng và đặt ngón tay lên miệng chúng sau đó đưa ngón tay bẩn lên miệng mình.

Trẻ nhỏ cũng thường có nhiều khả năng bị vật nuôi cắn hoặc cào xước, vì chúng không biết làm cách nào để chơi an toàn với vật nuôi. Bạn nên dạy cho con mình cách chơi với thú cưng chính xác để tránh việc bị tổn thương từ con vật đó. Điều an toàn nhất là bạn nên đợi cho trẻ nhỏ qua giai đoạn chập chững biết đi rồi mới để chúng chơi với vật nuôi.

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nên tránh tiếp xúc với:

  • Động vật trong sở thú hoặc nông trại.
  • Gà con.
  • Vịt con.
  • Động vật lưỡng cư ( như ếch, cóc và kỳ nhông).
  • Động vật bò sát ( như rùa, thằn lằn và rắn).

Nếu như bạn có kế hoạch nuôi thú cưng, bạn nên xem xét việc nhận các con vật nuôi trưởng thành hoặc già (chó, mèo) thay vì con chó con hoặc mèo con. Bằng cách này bạn có thể tránh được giai đoạn nghịch phá mọi thứ xung quanh khi mới lớn của chó, mèo con và vấn đề xung quanh đó. Những con vật nuôi trưởng thành hoặc già đã được chăm sóc chu đáo nên làm giảm đang kể nguy cơ mắc bệnh và truyền bệnh cho người. Hãy cẩn thận khi vật nuôi của bạn ốm hoặc chúng cào xước con bạn vì nó có thể mang theo nhiều mối nguy gây bệnh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trị bệnh bằng thú cưng

CTV Thu Hiền - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Familydoctor
Bình luận
Tin mới
  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 29/09/2024

    Ho do viêm thực quản ái toan là gì?

    Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.

  • 29/09/2024

    Nguy cơ của việc thiếu hụt Vitamin K2 ở trẻ em

    Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.

Xem thêm