Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mệt mỏi sau một chuyến bay dài

Mệt mỏi sau một chuyến bay dài (jet lag) xảy ra khi bạn di chuyển từ vĩ tuyến này qua vĩ tuyến khác khiến đồng hồ sinh học của bạn cũng thay đổi theo làm bạn mệt mỏi cả tinh thần và thể xác.

Mệt mỏi sau một chuyến bay dài

Mệt mỏi sau một chuyến bay dài hay còn gọi là hội chứng lệch múi giờ xảy ra khi bạn bay từ vĩ tuyến này qua vĩ tuyến khác khiến đồng hồ sinh học bị xáo trộn, làm cho bạn mệt mỏi cả tinh thần và thể xác. Những triệu chứng thường gặp của hội chứng này  bao gồm:

  • Buồn ngủ vào ban ngày, mất ngủ hoặc khó ngủ vào buổi tối
  • Lo lắng, khó chịu, lơ đễnh, mất tập trung
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Đau đầu, buồn nôn, tiêu hóa kém, mất nước hoặc bất an
     

Những ảnh hưởng về mặt tâm thần nhanh chóng mất đi khi bạn làm quen được với múi giờ bạn đang ở nhưng một số trường hợp lại xuất hiện những dấu hiệu của bệnh cơ thể. Điều này cực lỳ quan trọng, nhất là những vận động viên đi ra nước ngoài tập luyện hoặc thi đấu

Lệch múi giờ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động thể chất

Nhìn vào số liệu theo dõi của một nghiên cứu tiến hành dựa trên 40.000 trận đấu trong suốt hai thập kỷ qua, các nhà khoa học đã phát hiện ra những thay đổi cực kỳ tinh tế của các cầu thủ khi phải di chuyển qua một hay hai múi giờ khác nhau để thi đấu. Người ta thấy như sau: các đội đến từ các bang miền Đông nước Mỹ trở về nhà sau một trận đấu ở miền Tây có xu hướng ghi bàn ít hơn so với các cầu thủ không di chuyển đi đâu trước đó. Người ta cũng thấy ảnh hưởng của những chuyến đi từ tây sang đông thường mạnh mẽ hơn từ đông sang tây.

Lý giải cho hiện tượng trên, người ta cho rằng lỗi thuộc về đồng hồ sinh học. Đồng hồ sinh học không chỉ được thiết lập trong giấc ngủ mà còn trong cả cơ bắp. Khi đồng hồ sinh học bị xáo trộn thì các cơ quan cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy các cơ bắp  dường như cũng yếu đi theo.

Ảnh hưởng của lệch múi giờ cũng có khi rất nghiêm trọng

Một nghiên cứu khác tập trung nghiên cứu vào những ảnh hưởng dài hạn của lệch múi giờ đến phi công và phi hành đoàn – những người thường xuyên tiếp xúc với việc lệch múi giờ. Kết quả là tỷ lệ mắc ung thư (ung thư hắc tố, ung thư tinh hoàn, ung thư vú) của những người trên cao hơn bình thường. Tiếp xúc với bức xạ nhiều hơn người khác có thể tạm coi là một nguyên nhân gây ra tỷ lệ mắc ung thư cao ở phi hành đoàn.

Hội chứng lệch múi giờ mạn tính cũng gây ra việc suy giảm trí tuệ do ảnh hưởng đến nồng độ cortisol trong máu. Một nghiên cứu đã chỉ ra nồng độ cortisol của những người trong tổ bay đường dài cao hơn những đội mặt đất hoặc những tổ bay đường ngắn.

Lời khuyên để giảm những ảnh hưởng của việc lệch múi giờ

  • Cơ thể sẽ thích nghi nhanh nếu như bạn được nếu như bạn đã từng có kinh nghiệm trải qua việc lệch múi giờ nhiều lần. Nếu có thể thì cố gắng đi du lịch xuyên quốc gia một vài lần để cơ thể có thể làm quen với sự thay đổi đó. Nhưng có lẽ lời khuyên này chỉ hữu ích nhất với những vận động viên, bởi họ có khoảng thời gian phù hợp khi di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác và việc làm quen này giúp họ chuẩn bị được thể lực tốt nhất khi thi đấu.
  • Nếu bạn không có đủ thời gian và tiền để theo lời khuyên trên thì bạn có thể vặn đồng hồ theo múi giờ của nơi bạn định đến trước một hai ngày và thay đổi chế độ sinh hoạt theo đồng hồ đó để điều chỉnh  đồng hồ sinh học của chính mình.
  • Đeo kính phản quang màu xanh trong chuyến bay tối kể cả lúc bạn ngủ.
  • Nếu bạn là phi công hay tiếp viên hàng không hoặc đi công tác thường xuyên phải bay chuyến đường dài thì tốt nhất là bạn nên làm việc dưới ánh sáng nhân tạo và có thời gian nghỉ ngơi trong bóng tối khi bay.

Hãy nhớ rằng nhịp sinh học có thể thay đổi được nên điều quan trọng để tránh mệt mỏi do lệch múi giờ vẫn là cách bạn tự luyện tập cho chính cơ thể mình, thiết lập thói quen mới khi chuẩn bị đi xa. Thi thoảng có một vài chuyến đi khác múi giờ không có bất kỳ những ảnh hưởng sức khỏe nào lâu dài  nhưng những ảnh hưởng đến tâm trí và thể chất có thể diễn ra vài ngày nên  bạn phải có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng để bắt kịp với những hoạt động ở miền đất mới.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 điều bạn chưa biết về nhịp điệu sinh học

Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mercola
Bình luận
Tin mới
  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

  • 28/10/2024

    Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ

    Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

  • 28/10/2024

    Áp dụng quy tắc 3-2-1 để ngủ ngon

    Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.

  • 28/10/2024

    Cách chống say tàu xe hiệu quả

    Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.

Xem thêm