Sốt virus là một tình trạng bệnh do các loại virus xâm nhập cơ thể và gây nên các triệu chứng điển hình như sốt, cần phân biệt với nhiễm khuẩn nhiễm trùng do các loại vi khuẩn gây ra.
Có rất nhiều loại virus khác nhau có thể làm cho bé bị bệnh. Con đường lây lan phổ biến nhất là qua đường hô hấp, khi người bị nhiễm ho hoặc hắt hơi. Thêm nữa, các virus này cũng có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, ví dụ với tay của người bị nhiễm.
Sốt virus rất phổ biến trong những khoảng thời gian giao mùa. Các triệu chứng sốt virus ở trẻ em thường xuất hiện sau khi bị nhiễm virus khoảng 10 ngày. Trẻ em dưới hai tuổi có nhiều nguy cơ bị biến chứng do sốt virus.
Điều trị sốt virus thực chất chỉ là điều trị các triệu chứng sốt, cảm và ho. Hiện tại chưa có thuốc nào chữa sốt virus. Những phương pháp hiện tại điều trị triệu chứng có thể giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng khó chịu và có thể ngăn ngừa các biến chứng như viêm phổi.
Làm thế nào để biết con bạn bị nhiễm virus
Thông thường, các dấu hiệu đầu tiên của sốt virus là sốt và viêm long đường hô hấp. Sốt thường kèm theo đau mình mẩy và nhiệt độ cơ thể có thể vẫn bình thường hoặc tăng cao đến 39℃.
Có rất nhiều các loại virus khác nhau và các triệu chứng khi bé nhiễm virus cũng đa dạng tùy thuộc vào loại virus bé bị nhiễm virus, các triệu chứng phổ biến là: ho, viêm họng, chảy nước mũi, đau đầu, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng…
Đôi khi, sau khi đã hạ sốt trẻ có thể phát ban. Hãy nhớ cho trẻ đi khám để dược bác sỹ chẩn đoán chắc chắn rằng bé không bị nhiễm trùng hay bội nhiễm.
Làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi sốt virus
Tránh cho bé tiếp xúc với những người đang bị sốt virus. Yêu cầu mọi người xung quanh sử dụng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, điều này sẽ ngăn không cho virus lây lan. Nếu các thành viên trong gia đình bị cảm lạnh, ho, tiêu chảy hoặc nôn mửa, hãy nhắc nhở họ giữ vệ sinh tốt để tránh lây lan virus.
Rửa tay bạn và tay bé với xà phòng thường xuyên để hạn chế sự lây lan virus.
Sốt virus thường gặp trong khoảng thời gian giao mùa vì vậy hãy thận trọng khi bé có những dấu hiệu nghi ngờ vào khoảng thời gian này.
Cách chăm sóc trẻ bị sốt virus
Đảm bảo trẻ không bị mất nước: Con của bạn sẽ bị mất nước khi sốt, tiêu chảy, nôn. Nếu bé vẫn bú sữa mẹ bình thường thì hay cho bé bú đủ theo nhu cầu của bé. Các bác sỹ sẽ cho bé uống Oresol (Oral Rehydration Salts) để bồi phụ nước và điện giải cho trẻ.
Ăn uống: Nếu con của bạn lớn hơn 6 tháng tuổi, hãy cho bé ăn các đồ ăn loãng hơn, dễ tiêu hóa như súp. Khi bé khỏe hơn, bạn có thể cho bé ăn các loại thức ăn đặc hơn như rau củ xay nhuyễn hay cháo.
Thuốc: Hầu hết các trường hợp nhiễm virus được điều trị bằng để giảm các triệu chứng khó chịu cho bé. Thông thường bệnh sẽ khỏi sau 3 đến 7 ngày. Bác sỹ cũng có thể cho bé uống thêm oresol nếu bé tiêu chảy hoặc dùng các thuốc giảm đau và hạ sốt.
Nghỉ ngơi: Hãy để bé nghỉ ngơi yên tĩnh trong phòng riêng trong khoảng thời gian bị bệnh và khoảng một tuần sau đó. Nghỉ ngơi yên tĩnh trong phòng riêng sẽ giúp bé mau khỏe hơn cũng như tránh lây bệnh cho trẻ em và các thành viên gia đình.
Hạ sốt: Nếu bé bị sốt cao, bạn có thể dùng khăn chườm ấm cho bé để giúp bé dễ chịu và hạ sốt.
Rửa tay: Hãy chắc chắn rằng bạn rửa tay trước và sau khi bạn tiếp xúc trực tiếp với bé. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa lây lan virus sang các thành viên khác trong gia đình.
Giữ nhà bạn thông thoáng: Hãy nhớ mở cửa chính và cửa sổ ít nhất mỗi lần môt ngày để không khí trong nhà thông thoáng. Điều này sẽ giúp loại bỏ các mầm bệnh trong không khí. Giữ cho ngôi nhà của bạn được thông thoáng, khô và sạch sẽ cũng giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của nấm mốc.
Những dấu hiệu nguy hiểm cần chú ý khi bé bị sốt virus
Sốt virus thường không nghiêm trọng, thường bé sẽ khỏe lại sau từ ba ngày đến bảy ngày. Nhưng nếu bé có các dấu hiệu này thì hãy đưa bé đến gặp bác sỹ ngay:
Phân biệt sốt virus và viêm nhiễm vi khuẩn thế nào?
Nhiễm trùng do vi khuẩn có đặc điểm là sưng, nóng, đỏ và đau ở một vị trí nào đó trên cơ thể. Ví dụ nếu con bạn bị viêm họng bé sẽ thấy đau và khó chịu ở họng. Nhiễm trùng do vi khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu tiêu diệt loại vi khuẩn gây bệnh.
Nhiễm virus thường không khu trú tại một vị trí nào đó như nhiễm vi khuẩn. Vì vậy, nếu con bạn bị nhiễm virus, trẻ có thể bị sổ mũi, ho và đau khắp toàn thân.
Thuốc kháng sinh không có tác dụng lên các bệnh do nhiễm virus. Chỉ sử dụng kháng sinh cho các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn mà không thể tự khỏi.
Việc điều trị sốt virus chủ yếu là điều trị các triệu chứng bao gồm uống nhiều nước, nghỉ ngơi, giảm đau và hạ sốt.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Khi nào nhiệt độ cơ thể bé ở ngưỡng nguy hiểm?
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.