Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giữ ấm cho trẻ trong mùa lễ Tết

Ngày cuối năm cũng là thời điểm của những kì nghỉ dài những chuyến đi chơi xa và của bầu không khí ấm áp đoàn viên bên gia đình. Thông thường, thời tiết trong những dịp này ở miền Bắc hay lạnh giá, mưa phùn. Các điểm đến du lịch có thời tiết lạnh cũng được ưu tiên lựa chọn của nhiều gia đình. Những gia đình có con nhỏ, việc giữ ấm và đảm bảo an toàn cho trẻ trong những chuyến đi về quê hay đi du lịch xa trong dịp nghỉ lễ Tết rất quan trọng.

Đi chơi xa trong mùa đông, điều đầu tiên mà cha mẹ cần lưu ý là thời tiết tại điểm đến vì điều này sẽ quyết định rất nhiều trang phục cũng như cách giữ ấm cho trẻ. Hãy tham khảo những thông tin về thời tiết tại các điểm du lịch để chuẩn bị đầy đủ những gì cần thiết cho con bạn.

Mẹo giữ ấm cho trẻ trong mùa đông

Hãy tham thảo các lưu ý nhỏ dưới đây để giữ cho em bé của bạn ấm áp, an toàn trong mùa đông cũng như trong các chuyến đi du lịch, đi về quê ăn Tết

Mặc nhiều lớp quần áo
Nên cho trẻ mặc từ 3-5 lớp áo quần vừa giữ ấm tốt hơn vừa dễ cởi hơn khi trẻ bị nóng lên. Không có quá nhiều lớp áo quần nhưng vẫn đủ để giữ ấm trong điều kiện thời tiết giá lạnh sẽ giúp bé thoải mái vui chơi và không bị vướng víu, khó chịu. 
Lớp áo trong cùng nên là một áo giữ nhiệt làm bằng chất liệu cotton thoáng khí, dễ thấm mồ hôi; Lớp thứ hai là áo len hoặc áo nỉ giữ nhiệt ấm áp. Lớp ngoài cùng là chiếc áo khoác để giữ ấm, nếu có khả năng cản gió, chống thấm nước thì càng tốt.
Quần: bên dưới, bố mẹ có thể trang bị cho bé một chiếc quần len hoặc nỉ giữ nhiệt bên trong, bên ngoài là quần có khả năng cản gió, chống thấm nước để bé ấm áp hơn khi di chuyển hoặc có thể thỏa thích nghịch tuyết nếu đi du lịch tới những vùng có tuyết hoặc quá lạnh.

Có đủ các phụ kiện đi kèm

Hãy lưu ý chuẩn bị cho bé từ 2 đến 3 đôi tất, tốt nhất là cotton hoặc len lông cừu, với cổ cao có thể kéo lên cẳng chân của bé. Găng tay nên chọn loại cao cổ, có thể kéo lồng lên qua cổ tay áo để đảm bảo gió không lùa qua. Khẩu trang cũng rất cần nếu bé đi ngoài trời lạnh, nên chọn loại mềm mại bằng cotton, che kín tai và mũi cho bé nhưng vẫn dễ thở. Mũ len nên chọn loại trùm kín đầu, bao gồm cả phần tai để gió không lọt qua. Đối với khăn len, có thể không cần nếu bé đã có những chiếc áo len cao cổ và áo khoác ấm áp. Nhưng đôi giày ấm áp lại không thể thiếu được. Bạn nên chọn cho bé đôi boot cao cổ làm bằng da hoặc chất liệu chống thấm nước, có lớp lót bông bên trong để giữ ấm cho đôi chân của bé. 

Lưu ý đặc biệt đến những bộ phận cần phải giữ ấm của bé, như đầu, cổ, lưng, ngực, bụng, hai bàn tay, bàn chân vì đó là những vùng nhạy cảm, khi bé nhiễm lạnh sẽ dễ bị cảm, ốm. Hơn nữa, đây cũng là những vùng dễ bị ra mồ hôi nếu quấn kín mít nên hãy lưu ý kiểm tra thường xuyên, nếu thấy trẻ có mồ hôi, hãy đưa trẻ vào chỗ ấm, kín gió để lau khô mồ hôi trước khi cởi bớt đồ.

Cảnh giác trước gió, lạnh, nước lạnh nhưng cũng chú ý đến thay đổi thời tiết đột ngột: nếu bạn vừa đưa trẻ từ bên ngoài lạnh vào trong nhà quá kín, ấm, thậm chí là có lò sưởi hay điều hòa nhiệt độ, hãy chú ý cởi dần dần đồ cho bé cùng với việc lau khô mồ hôi để trẻ thích nghi từ từ với không khí ấm bên trong. Trước khi đưa trẻ ra ngoài trời lạnh, hãy mặc ấm cho trẻ, đội mũ, đi găng tay, đi giày cẩn thận và cho trẻ tiếp xúc với không khí lạnh từ từ.

Những bộ phận của bé cần giữ ấm nhiều nhất

Giữ ấm toàn thân cho trẻ là một điều vô cùng quan trọng trong mùa đông, nhất là khi bạn cho bé đi chơi xa, đi nghỉ Tết. Tuy nhiên, có một số bộ phận trên cơ thể trẻ cha mẹ cần chú ý giữ ấm nhiều hơn để trẻ không bị nhiễm lạnh và không mắc phải các bệnh thường gặp trong mùa đông.

Hai bàn chân: Hai bàn chân của trẻ là nơi có rất nhiều mạch máu, do vậy, khi hai bàn chân bị lạnh thì cơ thể trẻ cũng sẽ bị lạnh rất nhanh chóng. Trong mùa đông, nếu trẻ đi trên nền đất, cần cho trẻ đi tất hoặc đi giày dép để giữ ấm bàn chân cho trẻ. Khi đi ngủ, cũng nên đi tất mỏng để giữ ấm bàn chân cho trẻ, giúp trẻ ngủ ngon hơn,

Hai bàn tay: cũng như chân, có thể nói hai bàn tay của bé là bộ phận hoạt động nhiều nhất trong cơ thể. Tay bé bị buốt lạnh sẽ ảnh hưởng đến khớp, da tay và ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của trẻ. Bạn cần dạy trẻ chà xát chúng với nhau để thúc đẩy tuần hoàn máu, làm ấm khi trẻ đang hoạt động bên ngoài và nhớ đeo bao tay cho bé.

Đầu: Phần đầu luôn là bộ phận quan trọng nhất của cơ thể, càng quan trọng hơn khi bé còn nhỏ, chỉ cần phần đầu bị lạnh, bé sẽ dễ bị cảm cúm, chảy nước mũi, đau đầu, đau răng,.. Bạn nên cho bé đội mũ thường xuyên khi khi trời lạnh. Nhưng nếu bé cảm thấy nóng và toát mồ hôi, bạn cũng không nên bỏ ngay mũ ra mà hãy đưa bé tới một chỗ nào đó ấm áp và cởi mũ, như vậy con bạn sẽ không bị cảm lạnh bất ngờ.

Mũi: Khi hít phải khí khô, lạnh, bé sẽ dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi, cảm cúm. Mũi quá khô kéo theo dịch trong mũi ít, mao mạch dễ bị vỡ gây nên chảy máu mũi hoặc chức năng của mũi giảm, dẫn đến nhiều vi khuẩn lọt vào trong phổi khiến việc hô hấp trở nên khó khăn. Khi trời lạnh, nên chú ý giữ ấm cho mũi và thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Lưu ý phải đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài, nhất là vào những ngày thời tiết hanh khô để giữ độ ẩm trong mũi cho trẻ.

Cổ và ngực: Phần cổ có dây thanh quản, yết hầu, phần ngực là nơi có phổi – cơ quan hô hấp chính, nên bạn nhất định phải bảo vệ cổ và ngực của trẻ khỏi những cơn gió rét bằng khăn ấm, áo len cao cổ… Cổ và ngực nhiễm lạnh trẻ sẽ bị ho, viêm họng, viêm phế quản thời gian kéo dài mà không chữa trị được sẽ trở nên ho mạn tính, viêm phổi, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Bụng: Bé bị lạnh bụng sẽ gây chứng đau bụng dẫn đến tiêu chảy. Khi bụng bé bị nhiễm lạnh, nhu động ruột sẽ tăng lên gây ra đau bụng, đi ngoài. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng của bé dẫn đến sức đề kháng giảm và bé sẽ dễ bị mắc nhiều bệnh truyền nhiễm hơn. Để tránh điều này, các cha mẹ nên mua loại quần có phần cạp phía trước cao và dài bản hơn, ở phía sau có thể may chun và có khóa kéo, nhớ để ý khi bé ngủ tránh trường hợp con có thói quen đạp chăn ra. Trước khi trẻ đi ngủ nên cho trẻ mặc loại áo liền quần hoặc cho trẻ đắp chăn túi (loại chăn riêng có phéc-mơ-tuya để bảo vệ bụng không bị nhiễm lạnh) và đi bít tất cho trẻ đề phòng trẻ bị nhiễm lạnh...

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 loại thực phẩm bất ngờ giúp bạn giữ ấm trong mùa đông này

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm