Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Doping thể thao: có đáng để sử dụng? - Phần 2

Kể từ khi thể thao được coi là một cuộc đua ganh sức, ganh tài, người ta đã biết làm thế nào để có thành tích gian dối qua mặt được ban giám khảo.

Doping thể thao: có đáng để sử dụng?

Đến đầu thế kỷ 20, thuật ngữ doping được ra đời nhằm mô tả sử dụng các chất bất hợp pháp trong thi đấu thể thao. Năm 1928,  IAAF trở thành  cuộc thi thể thao  quốc tế đầu tiên cấm sử dụng Doping

Phân loại các chất bị cấm

6 loại chất  bị  ủy ban quản lý thể thao cấm gồm có: các chất kích thích, lợi tiểu, androgen steroid  và những chất gần giống với androgen, chất chủ vận beta 2,  ma túy giảm đau,  các hormone, và các peptide

Chất kích thích

Chất kích thích  làm tăng sự tỉnh táo và vượt qua những cơn mệt mỏi nhanh chóng bằng cách làm tăng nhịp tim và lưu thông máu. Người ta sử dụng dụng chất này để làm tăng cường độ trong mỗi lần tập luyện. Chất này cũng gây ra sự “hăng máu” trong thi đấu thể thao

Rất nhiều chất kích thích như amphetamine, ephedrine, cocaine bị cấm trong thi đấu

Các nghiên cứu  đã chỉ ra rằng những ca tử vong  xảy ra khi thi đấu thể thao đều do sử dụng quá liều amphetamine

 Các chất kich thích có thể làm tăng huyết áp khi hoạt động thể lực quá mức, sự co mạch ngoại vi và cản trở cơ chế điều hòa nhiệt độ cơ thể

Các chất kích thích cũng có thể gây nghiện

Các chất giống androgen

Các chất giống androgen  giúp vận động viên có thể  chống đỡ với  việc tập luyện vô cùng khắc nghiệt, làm tăng khối lượng cơ, tăng sức mạnh  của cơ bắp và giúp cơ bắp phục hồi nhanh chóng.

Các chất này có thể phá hủy thận, tăng sự hung hăng và gây rối loạn cân bằng hormone tự nhiên trong cơ thể

Testosterone là một  hormone dẫn xuất của steroid  được cơ thể sản sinh ra  nhằm mục đích là hình thành các đặc tính sinh dục của nam giới, nhưng cũng giúp xây dựng khối cơ

Các chất giống androgen có thể dẫn tới hói đầu và giảm số lượng tinh trùng ở nam giới và làm  giảm tone của giọng nữ cững như  ẩn chứa nhiều mối nguy hại đến sức khỏe

Glucocorricoid, chẳng  hạn như cortisol, có khả năng phá hủy khối cơ, đối ngược với các chất trên.

Các vận động viên sử dụng những chất này để che dấu các chấn thương nghiêm trọng hoặc dùng để phục hồi nhanh chóng sau những lần luyện tập khắc nghiệt  bằng cách giảm sự tổn thương cơ. Các chất này cũng cho phép việc huấn luyện diễn ra khắc nghiệt hơn và thường xuyên hơn

Càng luyện tập lúc chấn thương sẽ càng khiến  tổn thương thêm nặng hơn. Glucocorricoid cũng có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein, điều hòa glycogen và đường máu.

Các vận động viên  lạm dụng steroid với liều cao hơn được kê đơn sẽ gặp nhiều biến chửng nguy hiểm. Mặc dù đã bị quản lý nghiêm ngặt nhưng nhiều vận động viên vẫn lén lút sử dụng.

Thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu làm tăng lượng nước tiểu và bài xuất natri để điều chỉnh số lượng \và các thành phần có trong  dịch cơ thể hoặc để loại bỏ phần  lớn lượng chất lỏng có trong mô

Mục đích y tế của thuốc lợi tiểu là để điều trị tăng huyết áp, suy tim, xơ gan, suy thận, các bệnh gan và  giảm thiểu các các ảnh hưởng tiêu cực của muối và/hoặc việc ứ nước

 Mặc dù đã bị cấm trong thi đấu và luyện tập thể thao từ năm 1988 nhưng nhiều vận động viên vẫn sử dụng thuốc lợi tiểu với hai lý do sau:

  • Một là để loại bớt nước của cơ thể giúp giảm cân nặng để có thể phù hợp với những môn thể thao có hạng cân như  quyền anh
  • Thứ hai là là để che dấu việc sử dụng các chất doping khác vì chúng có tác dụng làm loãng nước tiểu và thay đổi pH nước tiểu.

Thuốc lợi tiểu có thể gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng dẫn đến mất cân bằng điện giải, hạ huyết áp, suy tuần hoàn và  gây tắc mạch do cục máu đông, hạ magie, hạ đường huyết và gout

Thuốc lợi tiểu cũng gây ra tăng lượng cholesterol xấu (LDL) và triglycerid, giảm lượng cholesterole tốt (HDL), gây tương tác với các thuốc khác.

Một số vận động viên đã hứng chịu những tác dụng kinh hoàng của việc lạm dụng thuốc lợi tiểu. Chẳng hạn như Mohamed Benaziza  qua đời năm 33 tuổi (1992) do mất nước  nặng và suy tim; Andreas Munzer  tử vong do suy gan, suy thận sau khi  lạm dụng thuốc lợi tiểu.

Ma túy giảm đau và cannabinoid

 Trong thuật ngữ y khoa, ma túy giảm đau thộc họ opioid, một lọai chất có hoạt tính giống morphine và  gây ra tình trạng phụ thuộc

Opioid giúp giảm đau gây ra  do chấn thương hoặc mệt mỏi,  nhưng không giúp điều trị  tổn thương. Nếu tiếp tục  luyện tập và thi đấu sẽ khiến tổn thương trở lên nghiêm trọng hơn

Peptide và hormone

Peptide, hormone và các yếu tố tăng trưởng khác được sử dụng trong thể thao gồm có hormone tăng trưởng, erythropoietin (EPO), insulin,  HCG và ACTH.  Những chất này sử dụng để điều trị ung thư, hoặc  hỗ trợ sinh non. Erythropoietin là chất để điều trị thiếu máu ở những người mắc bệnh thận nghiêm trọng cũng chính là chất khiến Lance Armtrong gục ngã.  Chất này làm tăng nhanh chóng và giúp củng cố, kích thích các tế bào hồng cầu, nghĩa là làm tăng lượng lớn oxy đến các mô và tăng  cung cấp năng lượng. Việc sử dụng sau mục đích  chất này có thể dẫn đến tắc mạch gây ra đột  quỵ não, tăng huyết áp,  đột quỵ tim và thuyên tắc tính mạch phổi. chất này cũng có liên quan đến ung thu máu và thiếu máu.

Năm 1990 ủy ban thi đấu olympic quốc tế đã cấm sử dụng  EPO, nhưng do thiếu các  phương pháp đáng tin cậy để kiểm tra  nên gặp nhiều khó khăn để kiểm soát.  Đến tận năm 2000, WADA mới đưa ra được phương pháp phát hiện hiệu quả.

 Phát hiện sử dụng doping

Phát hiện sử dụng doping ở vận động viên đang đối mặt với rất nhiều thách thức về mặt khoa học.

Các test kiểm tra đều dựa trên  mẫu máu và nước tiểu được thực hiện bằng những thủ thuật nghiêm ngặt. Việc phát hiện một chất nào đó có trong máu có thể dựa trên  nồng độ  hoặc đặc tính hóa học của chính chất đó hoặc các chất trung gian trong quá trình giáng hóa. Tuy nhiên vì sự hạn chế của công nghệ nên không thể xác định hết được hoặc gây bối rối nhầm lẫn với các chất khác. Ví dụ xét nghiệm máu có thể phát hiện ra EPO và những chất mang oxy tổng hợp nhưng  kết quả này có thể bị nhầm với truyền máu. Thời gian sử dụng thuốc cũng có thể làm sai lệch kết quả. Trước đây xét nghiệm chỉ  tiến hành trong khoảng từ 6-11 giờ tạo ra cơ hội cho những vận động viên  sử dụng liều cực nhỏ.

Bên cạnh đó, sự phát triển mở rộng của các loại thuốc mới khác nhau về cơ chế tác động, các đặc tính hóa học khiến việc phát hiện doping càng khó khăn hơn. Một vài chất không thể phát hiện nổi do sử dụng những công nghệ mới để bào chế và sử dụng, khiến lượng chất quá nhỏ để có thể phát hiện bằng những  loại test hiện hành.

Giấy thông hành sinh học cho vận động viên

Giấy thông hành sinh học cho vận động viên (ABP) là một hồ sơ lưu trữ dưới dạng điện tử được WADA  đưa ra vào năm 2009

Thay vì tập trung vào việc cấm các chất và phương pháp sử dụng thì công nghệ này cho phép lựa chọn các chỉ số sinh học  mọi lúc. Một  hồ sơ được  ghi lại các dấu mốc trong khoảng thời gian sự nghiệp của một vận động viên. Bất cứ thay đổi  ấn tượng nào hoặc những thành tích vượt kỳ vọng sẽ được ghi lại và buộc vận động viên phải đi làm xét nghiệm tại thời điểm đó

 Mặc dù công nghệ có tiến triển nhưng việc gian lận vẫn có thể xảy ra, thành tích thể thao luôn là một điều cám dỗ với bất cứ vận động viên nào vì vậy việc phát triển các loại doping mới hoặc phương thức sử dụng doping mới vẫn  tiếp tục diễn ra.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Doping máu trong thể thao: Những điều chưa biết

PGS.TS.Nguyễn Xuân Ninh và Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Medicalnewstoday
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm