Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ông bố cũng bị trầm cảm sau khi có con

Trong nhiều năm qua, ngày càng có nhiều phụ nữ mắc phải chứng trầm cảm sau sinh. Đây là một tình trạng bệnh nghiêm trọng, kéo dài và bắt đầu xuất hiện một vài ngày sau khi sinh nở. Và mặc dù trầm cảm sau sinh được đa số mọi người cho rằng sẽ ảnh hưởng đến người mẹ, nhưng những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, ngày càng có nhiều ông bố cũng sẽ trải qua tình trạng trầm cảm sau khi (vợ) sinh.

Ông bố cũng bị trầm cảm sau khi có con

Một phân tích tổng hợp năm 2010 được tiến hành bởi The Journal of the American Medical Association chỉ ra rằng có khoảng 10% số ông bố đã từng trải qua tình trạng trầm cảm trước và sau khi đứa con của họ được sinh ra, với các triệu chứng trầm cảm ngày càng tăng trong vòng 6 tháng sau khi con của họ chào đời. Tại Anh, nghiên cứu được tiến hành bởi The National Childbirth Trust chỉ ra rằng, có 38% số người mới làm bố lo lắng về tình trạng sức khỏe tinh thần của họ  trong vòng 1 tháng đầu tiên sau khi con họ chào đời.

Nếu bạn đang chuẩn bị làm bố và lo lắng về bệnh trầm cảm sau sinh, hoặc nếu bạn là một ông bố mới lên chức và muốn hiểu thêm về tình trạng này thì bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, ảnh hưởng và làm cách nào để tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị trầm cảm sau sinh.

Nguyên nhân

Cũng giống như với người mẹ, có rất nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh ở nam giới vừa mới làm bố. Các bác sỹ đã lưu ý một số yếu tố phổ biến như:

  • Ngủ kém hoặc thiếu ngủ
  • Có tiền sử bị trầm cảm nặng
  • Có tiền sử gia đình mắc các bệnh về tâm lý
  • Thiếu nguồn động viên về mặt tình cảm và xã hội
  • Bị sự kỳ thị của xã hội về các bệnh tâm thần
  • Bị quá tải công việc nhà
  • Không hài lòng với mối quan hệ vợ chồng (sau khi sinh em bé)
  • Thay đổi về mối quan hệ và thói quen sống của hai vợ chồng
  • Mất mát, đau buồn hoặc các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống
  • Gặp phải khó khăn khi điều chỉnh cuộc sống để thích nghi với việc trở thành bố
  • Thay đổi chức năng trong gia đình
  • Các vấn đề căng thẳng về mặt tài chính
  • Thay đổi hormone
  • Do vợ bị trầm cảm trước sinh hoặc sau sinh

Tuổi tác và các yếu tố về mặt kinh tế xã hội mà một ông bố mới lên chức phải trải qua cũng có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh. Theo tổ chức National Childbirth Trust, những người bố trẻ và những người bố có thu nhập thấp là những đối tượng dễ bị trầm cảm và lo âu hơn cả.

Triệu chứng

Mỗi ông bố sẽ trải qua các triệu chứng trầm cảm sau sinh khác nhau, nhưng đa số các triệu chứng sẽ tương tự với những triệu chứng trầm cảm sau sinh gặp ở các bà mẹ. Dấu hiệu của chứng trầm cảm sau sinh ở cha mẹ bao gồm:

  • Cảm thấy chán nản
  • Cảm thấy có lỗi về việc đã không yêu thương con đủ nhiều và cảm thấy bản thân mình không phải là một người bố tốt
  • Cảm thấy tức giận hoặc không quan tâm đến vợ mình và/hoặc đứa con mới chào đời
  • Cảm thấy mình vô dụng, vô vọng, có lỗi hoặc xấu hổ về bản thân
  • Cảm thấy mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng
  • Thường tức giận hoặc bị kích động một cách vô cớ
  • Mất hứng thú khi làm các hoạt động mà bình thường vẫn thích làm
  • Khóc quá nhiều hoặc muốn khóc thật nhiều
  • Cảm thấy không thể đối mặt được với mọi chuyện
  • Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Mất cảm giác ngon miệng hoặc ăn uống vô độ
  • Có suy nghĩ về việc tự làm hại bản thân hoặc làm hại em bé mới sinh
  • Có những suy nghĩ không hợp lý, hoặc bị ám ảnh quá mức, ví dụ như thường xuyên lo ngại về tình trạng sức khỏe của em bé (trong khi em bé hoàn toàn khỏe mạnh)
  • Có những cơn đau về mặt thể chất, ví dụ như đau đầu hoặc đau các vùng trên cơ thể
  • Xa lánh bạn bè và gia đình
  • Đôi khi cảm thấy hoảng loạn vô cớ
  • Khó tập trung, khó suy nghĩ một cách rõ ràng hoặc khó khăn khi đưa ra quyết định
  • Có suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử
  • Tăng mức độ sử dụng đồ uống có cồn hoặc các loại thuốc

Ảnh hưởng

Trầm cảm sau sinh có thể gây ra những ảnh hưởng đến mối quan hệ của bố với em bé, mối quan hệ giữa 2 vợ chồng, với anh/chị của em bé mới sinh, với gia đình và bạn bè. Nếu không có sự giúp đỡ và hỗ trợ kịp thời, các ông bố có thể sẽ mất đi mối liên kết với những người thân yêu và sẽ có khả năng không xây dựng được sự liên kết chặt chẽ với em bé mới sinh.

Và người bố đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một đứa trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các ông bố có thể tăng cường cảm xúc và sự hạnh phúc của những đứa con cũng như có những tác động tích cực đến thành tích học tập của con mình. Tuy nhiên, nếu các ông bố bị trầm cảm sau sinh, thì ảnh hưởng có thể sẽ mang chiều hướng tiêu cực.

Một nghiên cứu theo dõi vào năm 2014 được tiến hành bởi Viện Nhi khoa Hoa Kỳ chỉ ra rằng, các triệu chứng trầm cảm của các ông bố sẽ tăng dần trong suốt thời gian từ khi em bé mới sinh cho đến khi em bé được 5 tuổi. Mà đây lại là giai đoạn quan trọng, quyết định sự phát triển của em bé. Rất nhiều nghiên cứu khác chỉ ra rằng, bố mẹ bị trầm cảm sau sinh có thể giảm vai trò của người bố trong giai đoạn đầu đời của em bé, ví dụ như từ chối đọc sách cho em bé nghe hoặc không dạy em bé các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết.

Và vì mối liên kết giữa cha mẹ - con cái bị yếu đi, nên những đứa trẻ có bố bị trầm cảm mãn tính sẽ dễ có nguy cơ mắc phải các vấn đề về xã hội, tình cảm và nhận thức. Những vấn đề này có thể xuất hiện rất sớm, ngay từ khi trẻ mới 3 tuổi.

Những trẻ khác, nếu không gặp phải các vấn đề này thì sẽ phải chịu những hậu quả tiêu cực khác từ việc cha mẹ bị trầm cảm sau sinh, ví dụ như thường xuyên bất đồng ý kiến với cha mẹ, sự gắn kết với cha mẹ không chặt chẽ, giảm sự hỗ trợ của cha mẹ và có sự ghẻ lạnh giữa cha mẹ và con cái.

Tìm kiếm sự giúp đỡ

Giúp đỡ từ các chuyên gia

Trầm cảm sau khi có thể là một trải nghiệm đáng sợ với nhiều người, đặc biệt là với những nam giới lần đầu làm bố, những người không hiểu được họ sẽ phải trải qua những gì và sẽ phải đối mặt với các vấn đề như thế nào. Trao đổi với một chuyên gia trị liệu về cảm xúc và suy nghĩ của bạn để bạn có được các kỹ năng kiểm soát sự trầm cảm của mình. Nếu trị liệu bằng cách tư vấn như vậy không hiệu quả, bạn có thể cân nhắc đến việc dùng thuốc.

Tìm ai đó để nói chuyện

Nếu bạn cảm thấy không thoải mái khi trao đổi với các nhà trị liệu, bạn có thể tìm một người thân yêu mà bạn tin tưởng, có thể dựa vào. Việc nói chuyện với ai đó về tình trạng trầm cảm sau sinh của bạn là rất quan trọng. Việc được giải tỏa cảm xúc lo âu, buồn phiền hoặc thậm chí là giải tỏa cơn giận dữ với một người mà bạn tin tường cũng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn rất nhiều.

Dành thời gian cho con

Mặc dù chứng trầm cảm sau sinh sẽ làm bạn gặp phải những khó khăn khi tương tác với em bé mới chào đời, nhưng việc dành thời gian cho con, thể hiện tình cảm với con bằng việc chơi với con, tắm cho con, có thể làm những cảm giác tiêu cực, tội lỗi trong bạn biến mất.

Luyện tập và tham gia vào các hoạt động thể chất

Tập thể thao có thể làm giảm căng thẳng và lo âu, cải thiện chất lượng giấc ngủ và tăng sự hài lòng với chính bản thân mình. Nhưng bạn không cần thiết phải xây dựng kế hoạch luyện tập cường độ cao hàng ngày. Chỉ cần 30 phút/lần, luyện tập 3 lần/tuần là đủ để có những ảnh hưởng tích cực lên trạng thái tinh thần và thể chất của bạn rồi.

Tìm sự hỗ trợ  online

Kết nối với các ông bố khác, cũng gặp phải tình trạng tương tự thông qua các diễn đàn và các nhóm hỗ trợ trên mạng internet là một ý tưởng tốt. Những ông bố đã và đang có kinh nghiệm về trầm cảm sau sinh có thể giúp bạn đưa ra những lời khuyên hữu ích. Các nhóm hỗ trợ online cũng là một nguồn động viên hữu ích nếu bạn cảm thấy xung quanh mình không có ai sẵn sàng lắng nghe những tâm sự của bạn

Trở thành những người hỗ trợ

Việc bạn trở thành những người hỗ trợ những ông bố khác trong mạng lưới của mình là vô cùng quan trọng. Tránh đánh giá hay đổ lỗi cho các ông bố về việc bị trầm cảm. Hãy động viên họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia và kết nối với các ông bố khác, những người đã vượt qua được chứng trầm cảm sau sinh.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Kết nối yêu thương với em bé sơ sinh

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 09/09/2024

    Dấu hiệu bạn đang thiếu chất xơ và cách bổ sung an toàn

    Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.

  • 09/09/2024

    Căng thẳng quá mức trong công việc tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ

    Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.

  • 09/09/2024

    Cần lưu ý gì khi uống Astaxanthin để chống oxy hoá?

    Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.

  • 09/09/2024

    Sỏi mật có dễ tái phát không?

    Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc trong hệ thống ống dẫn mật. Sỏi mật thường ít khi gây triệu chứng, nhưng trong trường hợp chúng gây triệu chứng hoặc biến chứng khó chịu, người bệnh có thể cần thực hiện phẫu thuật cắt túi mật để loại bỏ sỏi.

  • 08/09/2024

    9 nguyên nhân khiến bạn bị ngứa mắt

    Ngứa mắt là một triệu chứng thường gặp, gây cảm giác khó chịu và khiến bạn muốn dụi mắt liên tục. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?

  • 08/09/2024

    Gợi ý 6 loại đồ uống giúp giảm trào ngược acid dạ dày buổi tối

    Tình trạng trào ngược acid dạ dày buổi tối có thể gây ra các triệu chứng như ợ hơi, buồn nôn, đau họng, hơi thở có mùi… Lựa chọn các đồ uống thảo mộc giúp làm giảm tình trạng khó chịu này.

  • 08/09/2024

    Những điều cần biết về vaccine phòng sốt xuất huyết

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.

  • 08/09/2024

    3 cách tự nhiên giúp giảm buồn nôn

    Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.

Xem thêm