Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tìm hiểu cách bế em bé để không bị lúng túng

Bế em bé là một "công việc” khá thú vị với một số người nhưng lại là "kinh hoàng" với một số người khác. Có rất nhiều cách khác nhau để bế em bé. Làm thế nào để bế em bé một cách an toàn và thoải mái cho cả bạn và bé là điều mà Viện Y học ứng dụng Việt Nam muốn trao đổi với bạn.

Tìm hiểu cách bế em bé để không bị lúng túng

Bên cạnh việc bế bé như thế nào để đảm bảo an toàn, làm cho bé thoải mái và bạn cũng thấy dễ chịu, thậm chí có thể làm việc khác trong khi vẫn ôm bé trong tay, bạn cũng sẽ phải cân nhắc các câu hỏi:

  • Ai có thể bế em bé của bạn?
  • Có để người lạ giữ bé giúp hay không?
  • Bạn có nên yêu cầu người đó phải rửa tay trước khi giữ bé?
  • Anh chị em của bé khi nào đủ lớn đề có thể giữ bé?

Chỉ có bạn mới có thể trả lời những câu hỏi này. Nhưng cũng có một số quy tắc an toàn cho bé mà bạn nên tham khảo dưới đây, đồng thời bạn thể yêu cầu mọi người trong gia đình bạn cùng thực hiện. Quy tắc này có thể bao gồm:

  • Rửa tay trước khi bế em bé
  • Không bế em bé nếu người đó đang bị ốm
  • Chỉ bế một bé tại một thời điểm nhất định (nếu bạn có nhiều hơn 1 em bé) 
  • Anh chị của bé chỉ được bế em bé khi có mặt người lớn

Bế bé kiểu bồng

Bồng một em bé là khá tự nhiên và đơn giản. Đặt đầu của em bé lên một cánh tay của bạn và quấn cánh tay còn lại xung quanh em bé hoặc giữ cánh tay ban đầu bằng cánh tay thứ hai. Đây là một tư thế tuyệt vời để nói chuyện với các em bé hoặc ngắm nhìn chúng. Nhiều em bé ngủ rất tốt ở tư thế này. Nó cũng là tư thế tốt cho một người mới bắt đầu, đặc biệt là cho những đứa trẻ nhỏ muốn bế em bé hoặc anh chị em ruột của bé.

Tư thế này cũng được sử dụng để nhiều bà mẹ cho con bú. Đây là một trong nhiều tư thế cho con bú. Nó cũng là một tư thế tuyệt vời để da mẹ chạm vào da bé.

Bế bằng cách giữ eo của bé

Đây là một tư thế tuyệt vời cho trẻ sơ sinh bị đầy hơi sau khi ăn. Đặt ngực bé nằm xuống trên một cánh tay của bạn. Sử dụng cánh tay còn lại đặt trên lưng bé để giữ an toàn. Sự thoải mái của tư thế này phụ thuộc vào cánh tay của bạn dài bao nhiêu. Một kiểu bế tương tự là đặt bé nằm vắt ngang qua lòng của bạn. Những tư thế này giúp bé ợ hơi sau khi ăn rất hiệu quả.  

Bế bé bằng cách giữ hông của bé

Khi bé có thể kiểm soát đầu và cổ của mình tốt thì giữ hông là một kỹ thuật sử dụng một tay tuyệt vời để giữ bé. Đặt em bé ngồi trên tay của bạn (tay bạn đang đặt trên một bên xương hông), mặt hướng ra phía ngoài. Đây là một cách tuyệt vời cho bé để nhìn mọi thứ xung quanh, và nó còn giúp rảnh tay còn lại của bạn. Bạn cũng có thể kết hợp cách này với việc sử dụng băng vải hay những vật giữ em bé khác.

Bế bé bằng cách giữ vai

Đây là một cách tự nhiên khác để giữ một em bé. Dựa em bé lên một bờ vai và dùng cánh tay cùng bên quấn xung quanh bé ở phía dưới. Dùng cánh tay còn lại để giữ chắc lưng bé và/hoặc giữ cổ. Trẻ cũng ngủ ngon ở tư thế này. Nó cũng cho phép người giữ nghe nhịp đập trái tim và hơi thở của bé. Đây là một tư thế tuyệt vời cho hầu hết mọi lứa tuổi vì tạo một kết nối rất gần gũi giữa bé và người bế. Khi em bé càng phát triển thì yêu cầu cần giữ chắc càng giảm dần.

Giữ bế bằng băng vải, địu

Băng vải hay địu là một vật dụng tuyệt vời cho phép bạn mang theo em bé mà vẫn rảnh tay. Em bé của bạn có thể được nép mình trong nhiều tư thế, bao gồm cả tư thế cho con bú. Băng vải hay địu cũng rất hữu ích cho các bậc cha mẹ có nhiều đứa con, vì bạn không bao giờ có thể giữ từ hai em bé trở lên trong vòng tay của bạn mà không cần sử dụng một vật gì đó để giữ như băng vải vì khả năng bạn để rơi bé là khá cao.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cuộc sống sau khi sinh của mẹ như thế nào?
Bình luận
Tin mới
  • 18/09/2024

    Mỗi phút tiếp xúc ánh sáng xanh phá hủy hàng triệu tế bào nhãn cầu

    Công nghệ xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống khiến hầu hết trẻ em ngày nay dành hàng giờ liền trước các thiết bị số như điện thoại, tivi và máy tính bảng.

  • 18/09/2024

    Nên bắt đầu cho trẻ tập luyện thể thao như thế nào?

    Bất cứ độ tuổi nào cũng cần tập luyện thể thao vì tập luyện thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Trẻ em có thể bắt đầu tập luyện thể thao từ rất sớm để hình thành thói quen tập luyện hàng ngày cho trẻ.

  • 17/09/2024

    Ngủ 6 tiếng mỗi ngày có được coi là đủ?

    Việc cắt bớt thời gian ngủ có thể gây nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

  • 17/09/2024

    Giải mã những hiểu lầm về Vitamin K2

    Vitamin K2, còn được gọi là menaquinone, là một loại vitamin thiết yếu đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của xương và tim mạch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xung quanh tác dụng của vitamin này.

  • 16/09/2024

    Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

    Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

  • 16/09/2024

    7 cách phòng ngừa tăng huyết áp

    Huyết áp cao, còn được gọi là tăng huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tăng huyết áp có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và bệnh thận, cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác.

  • 15/09/2024

    5 thói quen làm suy yếu hệ miễn dịch

    Một số thói quen tưởng chừng lành mạnh lại có thể âm thầm làm suy yếu hệ miễn dịch, ảnh hưởng xấu tới sức đề kháng và sức khỏe nói chung.

  • 15/09/2024

    Bổ sung vitamin K đúng cách cho trẻ em

    Vitamin K, cùng với các vitamin A, D, E là các vitamin tan trong dầu, đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe trẻ em. Nếu như đối với các vitamin khác, hầu hết phụ huynh đều có ý thức bổ sung cho trẻ thông qua chế độ ăn và sử dụng các loại thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, thì với vitamin K, đặc biệt là vitamin K2, nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn về việc có nên bổ sung vitamin K cho trẻ hay không và bổ sung như thế nào cho hợp lý?

Xem thêm