Sữa có thực sự giúp trẻ cao hơn?
Trong gần 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ sữa của người dân, đặc biệt là ở trẻ em. Tổng lượng sữa tiêu thụ tại Việt Nam tăng từ 580 triệu lít vào năm 2004 lên hơn 2 tỷ lít sữa một năm vào năm 2013. Việt Nam không phải là nước có lịch sử sản xuất sữa lâu đời, tuy nhiên, trong vài năm gần đây, người Việt Nam đã nhận ra tầm quan trọng của các sản phẩm sữa và chi tiêu nhiều hơn cho loại thức uống giàu dinh dưỡng này.
Đối tượng chính sử dụng sữa là trẻ em đang trong độ tuổi phát triển, sau đó là người cao tuổi và các bệnh nhân cần bổ sung dinh dưỡng. Ngày nay, các bậc phụ huynh chi rất nhiều tiền trong việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ thông qua việc bổ sung dinh dưỡng từ thực phẩm và đặc biệt là các thực phẩm từ sữa nhằm giúp trẻ luôn phát triển ở trạng thái tốt nhất, đặc biệt là chiều cao.
Trẻ em trong độ tuổi phát triển là đối tượng chính sử dụng sữa
Sữa giúp trẻ cao hơn là một trong những điều mà bạn được nghe, được thấy và được xem hàng ngày trên các phương tiện truyền thông cũng như truyền miệng từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nguồn thông tin chính xác khẳng định rằng uống sữa giúp trẻ cao hơn bắt nguồn từ đâu?
Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ được những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
Yếu tố đầu tiên và cũng là quan trọng nhất chính là di truyền. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chiều cao của trẻ được thừa hưởng từ gen của bố mẹ. Các gen về chiều cao của bố mẹ có thể quyết định trẻ sẽ cao hơn, tương đương hay thấp hơn so với bố mẹ của mình.
Các nhà khoa học thường sử dụng khái niệm “chiều cao tiềm năng” để nói về việc chiều cao của một người sẽ tăng lên đến mức tối đa có thể nếu như không có bất cứ cản trở nào từ môi trường bên ngoài. Mức “chiều cao tiềm năng” được quy định bởi gen di truyền và điều tốt nhất chúng ta có thể làm được chính là cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng bên cạnh các hoạt động khác như ngủ đủ giấc, luyện tập thể thao… để đảm bảo trẻ có thể đạt được mức “chiều cao tiềm năng” đó. Vì vậy, bất cứ bổ sung nào, bao gồm sữa hay hormone tăng trưởng, cũng chỉ có thể giúp trẻ cao đến một độ cao nhất định mà thôi. Hay nói một cách khác: Bạn không thể “cãi” lại gen.
Sữa giúp trẻ phát triển chiều cao như thế nào?
Sữa có chứa một yếu tố tăng trưởng giống insulin, được biết đến dưới tên gọi IGF-1, một loại protein mà cơ thể con người cũng có thể tự tạo ra một cách tự nhiên. Điều thú vị hơn về IGF-1 trong sữa là các nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống sữa có mức IGF-1 trong máu cao hơn những người không uống sữa. Nghĩa là sữa giúp những người uống sản sinh ra nhiều protein hơn. IGF-1 kích hoạt tăng trưởng toàn diện, ở tất cả các loại tế bào trong cơ thể, có thể là xương, mô hoặc máu phân chia và nhân lên. Mặc dù điều này đôi khi không có lợi ở những người bị ung thư, nhưng chắc chắn IGF-1 đóng vai trò quan trọng trong việc tăng trưởng chiều cao của một người, và những thuốc bổ sung IGF-1 được sử dụng để điều trị ở những trẻ em có rối loạn chiều cao.
Mặc dù vậy, sữa và các sản phẩm sữa vẫn được coi là có lợi cho sự phát triển xương ở trẻ em do chúng cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng đảm bảo cho xương có thể phát triển ở mức tối đa và trẻ có thể đạt được mức chiều cao tiềm năng của mình.
Cuối cùng, sữa có thực sự giúp trẻ cao hơn hay không? Dựa trên những bằng chứng khoa học cho tới thời điểm hiện tại, sữa không thể làm cho trẻ phát triển cao hơn, đơn giản bởi vì, không có gì có thể làm cho trẻ cao hơn mức chiều cao tiềm năng của chúng, loại trừ những can thiệp vật lý. Nhưng sữa có thể là một công cụ hữu ích để giúp trẻ phát triển đến mức chiều cao tiềm năng của mình bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bảo vệ sức khỏe và có thời gian biểu tập luyện thể dục thể thao phù hợp.
Đó chính là lý do khiến từ rất nhiều năm trước, sữa và các sản phẩm từ sữa đã được lựa chọn để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nói chung và tăng trưởng chiều cao nói riêng. Bên cạnh đó, thói quen cho trẻ sử dụng các sản phẩm từ sữa, vốn rất thịnh hành ở những nước phát triển, đang dần trở nên phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Do đó, các nhà sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa ngày càng bổ sung nhiều các chất dinh dưỡng vào sản phẩm của mình để giúp trẻ không chỉ có đủ dinh dưỡng cho việc phát triển chiều cao, mà còn cải thiện trí thông minh, hệ miễn dịch cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Thông tin thêm trong bài viết: Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao
Hạ đường huyết hay gặp ở những người bị đái tháo đường nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ ai. Bệnh nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc.
Đau nửa đầu là một căn bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở nữ giới. Cơn đau khó chịu làm ảnh hưởng không ít tới cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây đau nửa đầu, trong đó chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng không nhỏ.
Nhiều người nghĩ bỏ bữa sáng là “tự sát”, nhịn bữa trưa thì mệt mỏi và khó làm việc hiệu quả còn bỏ bữa tối có thể giúp giảm cân. Sự thật về bữa tối là gì?
Cùng tìm hiểu về mối liên quan giữa dị ứng và sưng hạch bạch huyết trong bài viết dưới đây của Viện Y học ứng dụng Việt Nam:
Thiếu canxi hoặc hạ canxi máu có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe từ đơn giản đến nghiêm trọng…
Các tác dụng phụ của việc dùng thuốc tránh thai hàng ngày đã được thảo luận khá rộng rãi. Nhưng còn một điều bí ẩn nữa về điều gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi ngừng thuốc tránh thai hàng ngày? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Sự trao đổi chất trong cơ thể chúng ta có thể bị chậm một cách tự nhiên với những lý do khác nhau. Nguyên nhân nào làm chậm quá trình này và hậu quả của nó ra sao?
Ăn vặt không có hại nếu bạn ăn những thực phẩm lành mạnh. Nhưng nếu bạn nghiện ăn vặt và ăn những món nhiều chất béo, nhiều đường, muối thì bạn sẽ có nguy cơ tăng cân và nhiều vấn đề sức khỏe khác.