Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm độc thị thần kinh do rượu

Chuyện thân tàn ma dại vì rượu đã quá phổ biến. Bao nhiêu cảnh nhà tan cửa nát, tai nạn chết người, tội phạm do rượu mà nên vẫn không làm nhiều con men nản chí. Uống phải rượu giả làm người ta tàn phế, mất mạng, mù mắt đang dậy sóng trên phương tiện thông tin đại chúng. Kẻ vô lương sản xuất rượu giả, người vô tâm vẫn uống tràn lan, quản lý lỏng lẻo…chẳng biết bao giờ người ta mới hết khổ vì rượu giả lẫn rượu thật. Với trách nhiệm của một bác sĩ mắt xin một lần nữa vạch tội của rượu với thị lực, với đôi mắt.

Nhiễm độc thị thần kinh do rượu  

 

Tại phòng khám của bệnh viện chúng tôi gặp nhiều những quí ông bị ngộ độc rượu mạn tính. Họ thường than phiền mắt nhìn mờ như nhìn qua sương khói. Không hề đau nhức. Khám xét không phát hiện ra bất thường nào. Nhìn bề ngoài gày gò, hơi thở có khi đã có mùi rượu ngay từ sáng sớm, đôi mắt vằn sọc, giọng nói run run lung búng, tay chân run rẩy có khi như bắt chuồn chuồn…chúng tôi hay ngầm định đó là những bệnh nhân bị NHIỄM ĐỘC THỊ THẦN KINH do rượu. Thị lực giảm không nhiều nhưng trường nhìn bị hẹp nhiều, sắc giác rối loạn mạnh. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh đôi khi cũng được chúng tôi dùng tới để phân biệt với các tổn hại thần kinh thị giác khác do thiếu máu, chèn ép hay viêm nhiễm. Những đàn ông trung niên thường được các bà vợ rất yêu chồng tháp tùng đi khám bệnh. Họ tranh thủ phàn nàn và nhờ chúng tôi bắt chồng họ phải bỏ rượu. Mỗi bữa vài chén nhưng một ngày vài bữa. Thâm niên từ chục năm đến vài chục năm. Mắt kém, không thể lao động, trí nhớ suy giảm, yếu và run chân tay khiến họ như tàn phế ở tuổi phải làm lụng, chăm con và đóng góp xã hội. Bỏ được rượu có thể giúp họ lấy lại phần nào thị lực. Chúng tôi cũng kê những thuốc giải rượu đông y, sinh tố nhóm B: B1-B6-B12 dùng lâu dài. Hy vọng với nghị lực và trợ giúp y tế họ có thể bỏ được rượu và trở lại thành người có ích. Phần đông những bệnh nhân này không khám lại lần hai. Có lẽ bởi họ đã hiểu rõ mù hay sáng là do họ có bỏ rượu được hay không. Đáng ngại nữa nếu ai đó lại thêm nghiện thuốc lá, thuốc lào. Ăn uống không ngon miệng, không đủ chất do chỉ thích uống và hút, nhiễm độc nicotin từ khói thuốc làm nhóm bệnh nhân này bị hủy hoại sức khỏe kể cả thể chất và tinh thần quá sớm, rất đáng tiếc.

Báo chí đang lên án những vụ ngộ độc rượu giả chứa Methanol. Đây là dạng thức ngộ độc cấp tính. Đừng quên là dù không lẫn Methanol nhưng dùng rượu như “nước giải khát” thì hậu quả cũng tương tự. Methanol- CH3OH hay còn gọi là cồn gỗ vốn là dung môi của nhiều loại dung dịch dùng trong sinh hoạt hàng ngày: pha vào nhiên liệu, dịch tẩy rửa, sơn công nghiệp, mực photocopy…không hiểu vì sao lại lẫn vào rượu uống. Có thể do công nghệ hay những kẻ vô lương, hám lợi nhưng hậu quả vẫn là người lành phải chịu khổ. Năm 1904 ở Mỹ chứng kiến vụ ngộ độc Methanol đầu tiên với 153 người mù không thể cứu vãn. Năm 1953 vụ ngộ độc nữa do Benton và Calhoun phát giác với 323 người mù đột ngột. Gần đây nhất vụ ngộ độc tại Indonesia năm 2000 làm cả thế giới rúng động. Ngộ độc rượu len lỏi khắp các nước nghèo và đang phát triển: Ấn độ, Việt Nam, Bangladesh, Philippine… Methanol gây toan chuyển hóa trầm trọng và tăng đột biến lượng acid formic trong máu. Tác động ngay lên hệ thống thần kinh làm bệnh nhân đau đầu, buồn nôn và nôn mửa, đau bụng. Thị thần kinh cũng bị nhiễm độc acide formic gây ra dấu hiệu chớp sáng trong mắt, ám điểm nhấp nháy, thị lực sụt giảm nghiêm trọng do chuyển hóa tại ti lạp thể ở các tế bào thần kinh thị giác bị gián đoạn, gai thị thoạt đầu phù nề cương tụ sau đó chuyển sang trạng thái teo. Đồng tử mất phản xạ. Tuy nhiên hiếm gặp hiện tượng tổn hại phải xạ đồng tử hướng tâm- RAPD. Một số bệnh nhân có thể phải làm thêm xét nghiệm về thị trường, sắc giác, ám điểm, điện chẩm kích thích, OCT nếu cần. Xét nghiệm nồng độ rượu thường >20mg/dL qua sắc khí khí, pH<7,2 do toan chuyển hóa. 

Điều trị cứu sinh mạng vẫn phải đặt lên hàng đầu: thở máy, rửa dạ dày, kiềm hóa dịch thể, thẩm phân màng bụng hoặc lọc máu nếu cần. Thường bệnh nhân được truyền dịch kiềm và cortizol liều trung bình để cứu vãn thị lực sớm. Fomepizole làm hoạt hóa men ADH lên 10-20 lần, do vậy giúp tăng chuyển hóa acide formic. Photobiomodulation- điều hòa quang sinh học là những vũ khí mới điều trị ngộ độc Methanol. Dùng acide forlic hoặc acide forlinic sớm và liều cao - 1mg/1 ngày, uống và tiêm vitamin B12, vitamine B1-100mg/ngày cùng các hoạt chất chống oxi hóa khác cũng rất quan trọng để giải độc cho thị thần kinh.

Tiên lượng cho cả ngộ độc rượu và ngộ độc Methanol phụ thuộc rất nhiều yếu tố: tuổi đời, lượng và nồng độ độc chất, chức năng gan, chất lượng của sơ cứu…nhưng với chuyên khoa mắt thì chúng ta sẽ phải dựa vào:

-  Thị lực có khá hơn sau 6 ngày đầu điều trị ?

-  Nồng độ vitamine B12 trong máu

-  Với điều trị giải độc và dinh dưỡng thần kính 3-4 tuần sau đó có làm cải thiện tình hình?

-  Một số trường hợp phải sau 6-9 tháng mới có kết quả cuối cùng

Bỏ rượu, nếu không thì dùng đúng mức có lưu ý đến dinh dưỡng và vitamin bổ sung là lời khuyên cho những ai đang dùng rượu triền miên. Kiểm soát rượu độc, rượu giả cũng là mong mỏi của cả người tiêu dùng và giới blouse  trắng chúng tôi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những tác hại khôn lường của rượu đối với cơ thể

Bs Hoàng Cương - Theo Bệnh viện Mắt Trung ương
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm