Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Doping thể thao: có đáng để sử dụng? - Phần 1

Kể từ khi thể thao được coi là một cuộc đua ganh sức, ganh tài, người ta đã biết làm thế nào để có thành tích gian dối qua mặt được ban giám khảo.

Doping thể thao: có đáng để sử dụng?

Doping đã xuất hiện từ rất lâu. Kể từ khi người ta thấy một vận động viên trượt băng bị gãy chân, một  vận động viên điền kinh gục ngã trong đám đông, Doping đã được phát hiện  và tạo lên một loạt các vụ bê bối tai tiếng trong lịch sử thể thao.

Lance Armtrong, một  anh hùng đua xe đạp đã giải nghệ và sống sót sau khi mắc ung thư, đã bị tước bỏ hết tất cả các danh hiệu đạt được và bị cấm tham dự vào các trận đấu năm 2012 vì thừa nhận đã sử dụng doping khi thi đấu.

Tháng 12 năm 2015, một vận động viên điền kinh người Nga đã bị cấm ở một giải đấu quốc tế sau khi tuyên bố rằng Doping  làm lên sự sống còn của thể thao:

Các chất kích thích có lịch sử lâu đời  như lịch sử của thể thao

Theo ủy ban phòng chống doping thế giới (WADA), thuật ngữ “Doping”  bắt nguồn từ một từ trong tiếng Hà Lan “dop” một loại đồ uống có cồn được làm từ vỏ quả nho được các chiến binh Zulu sử dụng để tăng cường sức khỏe trong các trận chiến.

Các vận động viên  Hy lạp cổ  đã sử dựng những chế độ ăn uống đặc biệt để tăng thành tích thi đấu. Vào thế kỷ 19, nhiều vận động viên  có thành tích cao đều đắm chìm trong strychnine, caffein, cocaine và rượu mạnh.  

Thomas Hicks  ăn trứng sống, tiêm strychnine và sử dụng  một tá rượu brandy trong suốt  cuộc đua để giúp anh ta chiến thắng trong cuộc chạy thi marathon Olympic năm 1904.

Đến đầu thế kỷ 20, thuật ngữ "Doping" được ra đời nhằm mô tả sử dụng các chất bất hợp pháp trong thi đấu thể thao. Năm 1928,  IAAF trở thành  cuộc thi thể thao  quốc tế đầu tiên cấm sử dụng Doping

Kiểm tra Doping lần đầu tiên được sử dụng cho các cuộc thi đua xe đạp và bóng đá thế giới năm 1966 và đến năm 1968 được chính thức áp dụng ở Olympic. Đến  những năm 1970, hầu hết các cuộc thi thể thao  quốc tế đều áp dụng kiếm tra doping.

WADA: thiết lập tiêu chuẩn trong việc chống sử dụng doping

Năm 1999, WADA đã thiết lập đến tiêu chuẩn thường quy trong phòng chống doping,   dựa theo các chất đã gây ra những vụ bê bối ở giải Tour de France 1998.  Mục đích của tiêu chuẩn này là thúc đẩy, phối hợp và  giám sát  việc cấm sử dụng mọi loại chất doping trong thi đấu thể thao.

WADA cũng  thường xuyên update  danh sách các chất bị cấm hoặc những phương thức sử dụng doping. Để được coi là chất cấm trong danh sách đen trên, một chất phải đáp ứng 3 tiêu chí dưới đây:

  1. Tăng cường hoặc có thể tăng cường hiệu suất thi đấu
  2. Gây nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe của vận động viên
  3. Vi phạm đến tinh thần thể thao

Danh sách các chất bị cấm có trên website của WADA

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Doping máu trong thể thao: Những điều chưa biết

Đón đọc phần tiếp theo tại: vienyhocungdung.vn

PGS.TS.Nguyễn Xuân Ninh và Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Medicalnewstoday
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2025

    Giảm áp lực, vượt qua căng thẳng mùa thi

    Sức khỏe tinh thần của trẻ em trong mùa thi là một vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi căng thẳng và áp lực học tập ngày càng gia tăng. Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu nguyên nhân gây căng thẳng cho trẻ, biểu hiện của stress và các phương pháp giúp trẻ giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần để đạt kết quả tốt nhất trong mùa thi.

  • 24/04/2025

    Các bước dưỡng da giảm nếp nhăn từ tuổi 30

    Một làn da căng mịn, ít nếp nhăn hoàn toàn có thể đạt được nếu bạn chăm sóc đúng cách và kiên trì...

  • 24/04/2025

    Phình đại tràng do nhiễm độc là gì?

    Phình đại tràng do nhiễm độc là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là một bệnh nguy hiểm. Bạn có thể mắc bệnh này nếu bạn bị viêm đại tràng nghiêm trọng và cần tích cực điều tri sớm để tránh các chất độc bắt đầu rò rỉ vào máu của bạn và gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chứng bệnh này qua bài viết sau đây!

  • 23/04/2025

    Nám da có trị hết hẳn được không?

    Nám da là tình trạng da liễu phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ. Nám da gây ra các mảng da sẫm màu, thường xuất hiện ở mặt, trán... Có thể điều trị nám hết hẳn hay không còn tùy vào tình trạng nám khác nhau cũng như phương pháp điều trị.

  • 23/04/2025

    Tìm hiểu về MCT – chất béo giúp trẻ tăng cân hiệu quả

    MCT – viết tắt của Medium-Chain Triglycerid – là chất béo có độ dài trung bình, có trong các thực phẩm hàng ngày. MCT được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là các sản phẩm sữa bởi tính hữu ích đối với sức khỏe, đặc biệt trong dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, trẻ nhẹ cân hay suy dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ giúp hiểu rõ hơn về MCT và hiệu quả của bổ sung MCT giúp tăng cân ở trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng.

  • 23/04/2025

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa

    Bộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

  • 23/04/2025

    Ngày Thế Giới Phòng Chống Sốt Rét: Chung tay loại trừ bệnh sốt rét

    Sốt rét từ lâu đã là một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mỗi năm, hàng triệu người trên thế giới phải đối mặt với căn bệnh này, và hàng trăm nghìn người không qua khỏi do thiếu sự can thiệp kịp thời.

  • 22/04/2025

    Những lý do để chọn ăn mỡ lợn

    Ngày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

Xem thêm