Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bạn biết gì về các loại thuốc lợi tiểu?

Thuốc lợi tiểu làm tăng đào thải nước và muối ra khỏi cơ thể thông qua nhiều cơ chế khác nhau, phụ thuộc vào từng loại thuốc. Có một vài loại rối loạn sẽ cần phải dùng đến thuốc lợi tiểu, ví dụ như tăng huyết áp, suy tim, tiểu đường, phù nề và một số bệnh về gan, thận khác.

Bạn biết gì về các loại thuốc lợi tiểu?

Có 3 nhóm thuốc lợi tiểu chính mà bác sỹ có thể sẽ kê cho bạn, bao gồm thiazid, thuốc lợi tiểu quai và thuốc giữ kali . Thuốc lợi tiểu thường khá an toàn, nhưng cũng có một số phản ứng phụ và một số tương tác với các loại thuốc khác mà bạn nên chú ý.

Mục đích của việc dùng thuốc lợi tiểu

Bác sỹ có thể kê đơn thuốc lợi tiểu cho bạn để tăng đào thải lượng nước thừa ra khỏi cơ thể. Có rất nhiều tình trạng bệnh khiến cơ thể tích quá nhiều nước.  Bạn cũng có thể dùng thuốc lợi tiểu để điều trị tăng huyế áp. Bằng việc giảm lượng dịch ở trong máu, huyết áp của bạn sẽ giảm đi.

Trong số những bệnh khiến cơ thể bạn thừa nhiều nước như suy tim xung huyết, là bệnh được điều trị bằng thuốc lợi tiểu phổ biến nhất. Nếu bạn bị suy tim xung huyết, tim của bạn sẽ không thực hiện tuần hoàn máu hiệu quả, dẫn đễn việc ứ dịch trên khắp cơ thể, hay còn gọi là phù nề.

Một số bệnh khác, ít gặp hơn, cũng có thể gây tích tụ nước trong cơ thể và có thể được điều trị bằng thuốc lợi tiểu, ví dụ như tình trạng phù nề do tiểu đường hoặc do một số bệnh về gan, thận khác.

Các loại thuốc lợi tiểu

Có 3 loại thuốc lợi tiểu chính. Cả 3 loại này đều có tác dụng tăng đào thải nước ra khỏi cơ thể, mỗi loại lại có một cơ chế tác dụng riêng. Loại thuốc lợi tiểu được kê đơn nhiều nhất là thiazid.

Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid

Thiazid là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp. Nguyên nhân là bởi ngoài việc làm giảm sự tích nước trong cơ thể, thuốc lợi tiểu thiazid còn làm các mạch máu giãn rộng ra. Các thuốc lợi tiểu tiêu biểu thuộc nhóm thiazid bao gồm chlorothiazide, hydrochlorothiazide, metolazone, và  indapamide.

Thuốc lợi tiểu quai

Thuốc lợi tiểu quai đào thải nước bằng cách khiến thận tạo ra nhiều nước tiểu hơn, do đó, nước và muối sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể nhiều hơn. Các loại thuốc lợi tiểu quai bao gồm torsemide, furosemide, bumetanide, và axit ethacrynic. 

Thuốc lợi tiểu giữ kali

Thuốc lợi tiểu giữ kali, ví dụ như miloride, spironolactone, triamterene, và eplerenone làm cho cơ thể thải trừ nước mà không gây mất kali, vì kali là một chất dinh dưỡng cần thiết. Các loại thuốc lợi tiểu khác khiến cơ thể đào thải nước cùng với kali, và có thể sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe ở một số người. Thuốc lợi tiểu giữ kali không làm giảm huyết áp như các loại thuốc lợi tiểu khác, do vậy, bạn có thể sẽ được kê loại thuốc này cùng với một loại thuốc giảm huyết áp khác.

Các nguy cơ khi sử dụng thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu là khá an toàn, nhưng vẫn có một số nguy cơ nhất định nếu bạn đang mắc phải một số bệnh hoặc đang dùng một số loại thuốc. Trước khi bạn uống thuốc lợi tiểu theo đơn, hãy đảm bảo rằng bạn đã nói với bác sỹ về tình trạng bệnh của bạn, nếu bạn bị:

  • Tiểu đường
  • Viêm tụy
  • Lupus
  • Bệnh gout
  • Các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt
  • Các vấn đề về thận
  • Thường xuyên bị mất nước
Bất cứ khi nào, khi bạn bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới, bạn nên cho bác sỹ biết về các loại thuốc, thực phẩm chức năng hoặc các loại thảo mộc mà bạn đang sử dụng. Một số loại thuốc có thể sẽ có các tương tác bất lợi với thuốc lợi tiểu, bao gồm:

Phản ứng phụ khi dùng thuốc lợi tiểu

Thuốc lợi tiểu khá an toàn khi sử dụng, nhưng cũng có một số phản ứng phụ: việc tăng tiểu tiện, đặc biệt là khi sử dụng thuốc lợi tiểu quai. Đôi khi gây bất lực ở nam giới hoặc gây nhịp tim bất thường. Một số phản ứng phụ phổ biến của thuốc lợi tiểu bao gồm:

  • Quá nhiều hoặc quá ít kali trong máu
  • Lượng muối trong cơ thể thấp
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Khát nước
  • Tăng đường huyết
  • Co thắt cơ (chuột rút)
  • Tăng cholesterol
  • Mẩn đỏ da
  • Đau khớp (bệnh gout)
  • Tiêu chảy
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng

Nếu bạn gặp phải các phản ứng phụ trên khi dùng thuốc lợi tiểu, hãy nói với bác sỹ. Việc tăng tiểu tiện thường sẽ biến mất sau vài tuần dùng thuốc, nhưng các phản ứng phụ khác có thể sẽ kéo dài. Cùng với bác sỹ, bạn có thể thử nhiều loại thuốc khác nhau cho đến khi bạn tìm được loại thuốc phù hợp với mình và gây ít phản ứng phụ nhất. Nhưng cho dù phản ứng phụ bạn gặp phải là gì, bạn cũng không nên tự ý ngừng uống thuốc mà không có sự cho phép của bác sỹ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Một số loại thuốc có thể gây rối loạn cương dương

Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

  • 26/07/2024

    Lý do khiến cân nặng của bạn thay đổi trong ngày

    Cân nặng của chúng ta khi cân vào buổi sáng sẽ không giống với khi cân vào buổi tối. Vậy đâu mới là cân nặng chính xác của chúng ta? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 26/07/2024

    5 mẹo đơn giản để ngủ nhanh và ngon hơn

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp bạn có một ngày mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả hơn.

Xem thêm