Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biến chứng não do tăng huyết áp

THA làm tăng nguy cơ các tổn thương não do thiếu máu não và thoái hoá, dẫn đến tử vong hoặc các biến chứng nặng nề về thể chất và hành vi ở các bệnh nhân. Các biến chứng não ở bệnh nhân THA rất đa dạng: từ đột quỵ (do tắc mạch não hoặc xuất huyết não), đến xơ vữa mạch não, thiểu năng trí tuệ ...

Biến chứng não do tăng huyết áp

 

Đột quỵ là tình trạng đột ngột bị tổn thương não do bắt nguồn từ mạch máu, còn gọi là tai biến mạch máu não. Thường đột quỵ xảy ra do tắc nghẽn một mạch máu trong sọ, gây chết một phần của não, hoặc do vỡ mạch máu trong sọ. Người bệnh đang bình thường khoẻ mạnh, đột nhiên bị liệt nửa người, hoặc tê dại nửa người, hoặc đột ngột mất trí nhớ hoặc mất khả năng nói và hiểu lời nói… Tình trạng nặng, thì bệnh nhân đột ngột bị mê man bất tỉnh, có thể tử vong. Theo các thống kê, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng thứ ba, sau bệnh nhồi máu cơ tim và ung thư, nhưng là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu trong các loại bệnh. Do vậy cần đề phòng đột quỵ ngay khi còn đang cảm thấy trong người khoẻ mạnh. Có tới một nửa số bệnh nhân bị đột quỵ là do THA trực tiếp gây ra. Huyết áp càng cao thì nguy cơ đột quỵ càng lớn. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất của các nhà khoa học Anh cho thấy, so với bệnh Tăng huyết áp đơn thuần, sự biến động của con số huyết áp còn nguy hiểm hơn và rất dễ gây ra đột quỵ. Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo rằng trong quá trình điều trị bệnh tăng huyết áp, không chỉ chú trọng đến việc giảm con số huyết áp mà quan trọng hơn cần phải quan tâm đến sự ổn định của các con số huyết áp. Ở các nước công nghiệp, đột quỵ là nguyên nhân của khoảng 12% số tử vong, đặc biệt là ở người cao tuổi. Mỗi năm, ước tính có khoảng 150.000 người ở Anh bị đột qụy trong đó chủ yếu là ở độ tuổi dưới 65, phần lớn là hậu quả của tai biến mạch máu não để lại. Khoảng 1/3 trong số đó có nguy cơ tử vong trong vòng 10 ngày, 1/3 có khả năng hồi phục trong vòng 1 tháng, số còn lại có thể bị tàn tật. Tăng huyết áp cũng làm tăng các nguy cơ nhồi máu cơ tim. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ này còn cao hơn nhiều, do số người bị THA rất cao, tỷ lệ bệnh nhân biết mình bị THA và được điều trị lại thấp. Do vậy với người trên 40 tuổi, mỗi lần đi khám tổng quát đều cần được đo huyết áp, và nếu không tăng huyết áp, thì hàng năm cũng nên đo lại ít nhất 1 lần. Nếu huyết áp cao, thì dự phòng đột quỵ bằng cách uống thuốc hạ huyết áp theo hướng dẫn của bác sỹ, nên có máy đo huyết áp trong nhà để tự kiểm tra thường xuyên. Nhiều người Việt Nam, có thói quen tai hại là chỉ uống thuốc khi cảm thấy khó chịu, nếu trong người thấy khoẻ mạnh là tự ý bỏ thuốc không uống nữa. Nên nhớ bệnh tăng huyết áp là bệnh mạn tính, phải uống thuốc hàng ngày, muốn bỏ thuốc phải đo huyết áp cẩn thận và xin ý kiến bác sỹ. Có nhiều người huyết áp rất cao nhưng trong người cảm thấy bình thường, cơn đột quỵ xảy ra giống như sét đánh giữa lúc trời quang mây tạnh, là do mình chủ quan không theo dõi và dự phòng từ trước. Nghiên cứu trên thế giới thấy: nếu điều trị giảm huyết áp xuống được 5-6 mm Hg thôi là đã giảm được nguy cơ đột quỵ tới 40%.

Diễn biến

Đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít dấu hiệu báo trước. Những dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ

- Gặp khó khăn trong việc nói hoặc hiểu người khác
- Đột nhiên bị đau đầu dữ dội, choáng váng, mất tri giác, ngủ gà hoặc hôn mê
- Bị yếu đột ngột ở một phần cơ thể
- Đột nhiên nhìn mờ hoặc nhìn nhòe, có thể chỉ bị ở một bên mắt
- Tiểu tiện không tự chủ hoặc bí tiểu hoàn toàn
Khi thấy bất cứ dấu hiệu nào như kể trên, phải gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Việc thăm khám và điều trị cần hết sức khẩn trương, đặc biệt trong khoảng 3 giờ đầu tiên.

Sơ cấp cứu

- Tai biến mạch máu não là một tình trạng khẩn cấp, cần gọi cấp cứu. Trong khi chờ xe cấp cứu, người nhà cần để bệnh nhân nằm yên, nới rộng quần áo, theo dõi sắc mặt, nhịp thở. Nếu bệnh nhân nôn cần để đầu nghiêng sang một bên, dùng tay lấy các chất nôn từ mũi và miệng bệnh nhân.
- Nếu bệnh nhân co giật, cũng cần để bệnh nhân nằm nghiêng, đề phòng bệnh nhân cắn vào lưỡi bằng cách dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán thìa đặt giữa hai hàm răng của bệnh nhân.
Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển viện đi xa, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn. Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác. Không để nằm chờ xem có khỏe lại không. Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái... Khi phát hiện bệnh nhân có dấu hiệu bị đột quỵ phải khẩn trương đưa người bệnh đi bệnh viện vì não là cơ quan rất quan trọng và rất nhạy cảm. Nếu bị thiếu máu, thiếu ôxy, hoặc bị chảy máu thì não sẽ bị hoại tử chết đi rất nhanh chóng. Để càng lâu thì phần não bị tổn thương càng lớn, không thể chữa trị phục hồi lại được.
- Tất cả các bệnh nhân cần được theo dõi ở khu săn sóc tích cực có sẵn các phương tiện hồi sức cấp cứu.

Điều trị

Ngay khi vào viện bệnh nhân cần được khám lâm sàng, cận lâm sàng, xét nghiệm huyết học, ghi điện tim và đặc biệt là chụp cắt lớp điện toán (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định chính xác nguyên nhân, vị trí và mức độ tổn thương. Điều này có tính quyết định đối với thái độ điều trị.

Nguyên tắc điều trị

Đảm bảo các chức năng sống, chống phù não.
Kiểm soát tốt huyết áp, tình trạng đông máu của bệnh nhân.
Nuôi dưỡng tốt, chống loét, chống nhiễm trùng.
Nói chung, việc điều trị Đột quỵ là một công việc cần thiết, nhưng không dễ dàng, đặc biệt là trong những trường hợp nặng, do vậy vai trò tiên quyết ở đây là các biện pháp dự phòng, một việc làm vô cùng quan trọng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 triệu chứng đột quỵ mọi người nên biết

GS. TS. Phạm Gia Khải - Chủ tịch Hội tim mạch Việt nam - Theo Chương trình quốc gia phòng chống tăng huyết áp
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm