Những lý do khiến bạn nên ăn côn trùng
Khi dân số con người tăng cao, sẽ tồn tại một vấn đề là làm sao để tiếp cận với nguồn dinh dưỡng chất lượng cao. Đến năm 2050, Liên Hợp Quốc dự đoán rằng lương thực trên thế giới không đủ để đáp ứng cho nhu cầu của con người. Không chỉ vậy, tình trạng khí hậu thay đổi, đất nông nghiệp giảm, đánh bắt cá tràn lan, sự ô nhiễm đẩy mạnh sự suy giảm nhiều hơn.
Chính vì sự thay đổi đáng báo động trên, có lẽ chúng ta cần thay đổi suy nghĩ theo hướng về phía Đông, vùng đất như Cambodia, Thái lan hoặc Việt Nam nơi coi việc ăn côn trùng là một điều bình thường. Sự thật là có hơn 1900 loài côn trùng có thể ăn được. Đây không phải là một ý tưởng xa lạ về việc ăn côn trùng, khi có khoảng 2 tỷ người trên toàn thế giới đã ăn côn trùng. Với một lượng lớn côn trùng được tiêu thụ như bọ cánh cứng, sau đó là kiến, ong mật và ong bò vẽ, dế, cào cào và gián.
Vấn đề là đa số người phương Tây quay lưng lại với ý tưởng ăn những con côn trùng 6 chân. Nhưng nếu chúng ta muốn giảm đói nghèo, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em thì chúng ta cần tìm những nguồn thực phẩm thay thế.
Thực tế trong quá khứ, Liên Hợp Quốc đã từng nhắc đến côn trùng có thể là nguồn thực phẩm thay thế từ năm 2004. Vấn đề là sự sẵn sàng của chính phủ để thực hiện ý tưởng ăn côn trùng ở mỗi nước.
Tuy nhiên, côn trùng là một nguồn dinh dưỡng tốt. Nó chứa 8 loại acid amin cần thiết, riboglavin (một loại vitamin B), vitamin A, Canxi, Magie, kẽm, sắt và những khoáng chất khác cần cho cơ thể. Bên cạnh đó, chúng cũng chứa một lượng lớn vitamin như thiamin (B1), pyridoxine (B6) và cabalamin (vitamin B12). Tất cả vitamin và khoáng chất đều cần thiết cho quá trình phát triển bình thường của cơ thể. Hầu hết tất cả côn trùng là nguồn protein rất tốt, nhiều hơn thế, theo tính toán có thể ngang bằng với thịt bò hoặc thịt gà. Ví dụ, một con cào cào chứa khoảng 21 gram protein mỗi 100 gram trọng lượng. Thịt bò chứa 26 gram mỗi 100 gram. Thêm nữa côn trùng chỉ chứ 5% chất béo, làm cho chúng lý tưởng với những người muốn theo dõi trọng lượng của mình.
Một lý do khác khiến ăn côn trùng tốt là nó tác động đến môi trường nông nghiệp ít hơn là chăn nuôi. Côn trùng tác động đến sinh thái ít hơn gia súc. Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể bảo vệ môi trường tốt hơn cho các thế hệ tiếp theo. Ví dụ, dế tiêu thụ lượng thức ăn ít hơn 12 lần so với gia súc. 4 lần so với cừu, và chỉ bằng một nửa so với lợn mà lượng protein cung cấp ngang với gà. Nhiều hơn, 1 hecta đất có thể sản xuất tới 150 tấn côn trùng mỗi năm. Cuối cùng, côn trùng gây hiệu ứng nhà kính thấp hơn chăn nuôi bò.
Thêm nữa, côn trùng phát triển mà không thải ra chất hóa thải độc hại hoặc tiềm ẩn nguy cơ như thực phẩm biến đổi gen. Điều đó có nghĩa là chúng sạch hơn thịt bò hay cừu bây giờ. Cũng có nghĩa là nhiều người hơn tiếp cận với nguồn protein tự nhiên, chứ không phải chỉ với một số người giàu có hơn.
Nhưng nếu mà nhai hay ăn dế mà khiến bạn cảm thấy ghê thì vẫn có một số cách để giải quyết. Ví dụ như là việc ăn dế không như chúng ta thường ăn, sử dụng bột dế thay vì bột mì.
Chỉ một điều, nếu bạn bị dị ứng với động vật có vỏ thì bạn không nên ăn côn trùng. Bởi vì côn trùng là động vật chân đốt.
Điểm mấu chốt.
Ăn côn trùng không phải là ý tưởng của mọi người về một bữa ăn ngon. Mặc dù ở phương Đông đó được coi là điều bình thường. Ở phương Tây, chúng ta vẫn cần phải đi đến ý tưởng. Mặc dù nếu chúng ta muốn bổ sung nguồn protein bền vững, giá cả phải chăng, dễ tiếp cận thì chúng ta nên nghĩ đến những nguồn protein thay thế- côn trùng là một trong số đó.
Bằng cách ăn côn trùng, chúng ta không chỉ ăn chúng, tác động đến với hành tinh sẽ giảm so với việc chăn nuôi gia súc.
Nhiều khi chúng ta cần nghĩ lại rằng côn trùng là một nguồn thực phẩm tốt.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thuốc chữa sẩn ngứa do côn trùng đốt
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.