Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Thuốc chữa sẩn ngứa do côn trùng đốt

Khi bị côn trùng đốt thì tại chỗ bị đốt sẽ nổi lên những sẩn tịt. Nếu để ý thấy giữa sẩn có điểm châm kim rớm dịch hay rớm máu, và đặc biệt là ngứa nhiều.

Khi bị côn trùng đốt thì tại chỗ bị đốt sẽ nổi lên những sẩn tịt. Nếu để ý thấy giữa sẩn có điểm châm kim rớm dịch hay rớm máu, và đặc biệt là ngứa nhiều. Sau vài ngày do gãi ngứa, các sẩn chợt ra (sẩn chợt) màu đỏ, có khi nhiễm khuẩn có mủ (gọi là sẩn chợt nhiễm khuẩn). Đa phần sẩn chợt sẽ khỏi, một số lâu ngày thành sẩn cục, cộm cứng màu thâm đen, rất ngứa, tồn tại lâu dài, dai dẳng, khó điều trị.

Một số thuốc sau có thể dùng để điều trị sẩn ngứa do côn trùng đốt như:

Cồn iốt: được dùng để chấm vào những sẩn tịt ban đầu sau khi đã được nặn nhẹ máu ra. Tuy nhiên cần lưu ý, thuốc có thể gây kích ứng tại chỗ, dị ứng như viêm da do iốt, đốm xuất huyết (không dùng cho người có tiền sử quá mẫn với iốt). Dùng chế phẩm nhiều lần trên vùng da tổn thương rộng sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn (vị kim loại, tăng tiết nước bọt, đau rát hơn).

Thuốc mỡ để điều trị sẩn ngứa do côn trùng đốt.

Các dung dịch màu (dung dịch xanh metylen 1%, dung dịch tím metin 1%): Dùng để bôi vào các sẩn chợt nhiễm khuẩn. Các thuốc này có tính sát khuẩn tại chỗ để phòng chống bội nhiễm.

Kem, mỡ kháng sinh kết hợp corticoid: Thường được dùng cho các tổn thương viêm, nhiễm trùng, khi tổn thương khô. Không bôi thuốc dạng này khi tổn thương còn đang chảy dịch. Bôi thuốc ngày 2 lần.

Thuốc mỡ salicylic: Đây là loại thuốc có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da... được dùng bôi vào các sẩn cục. Bôi axit salicylic tại chỗ trên da với lượng vừa đủ lên vùng da cần điều trị, xoa nhẹ, 1 - 3 lần/ngày. Mặc dù axit salicylat dùng tại chỗ ít được hấp thu hơn nhiều so với uống nhưng vẫn có thể xảy ra phản ứng phụ. Ðể hạn chế sự hấp thu acid salicylic, không nên dùng thời gian dài, nồng độ cao, bôi trên diện rộng hay bôi trên vùng da bị viêm hoặc nứt nẻ. Các tác dụng phụ thường gặp khi bôi thuốc là cảm giác bị châm đốt, kích ứng da nhẹ.

Thuốc chống dị ứng chlopheniramin: Được dùng uống để chống ngứa. Nhưng thuốc có tác dụng an thần từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, khô miệng, chóng mặt… nên khi dùng thuốc cần tránh làm việc đòi hỏi sự tỉnh táo như làm việc trên cao, lái xe… Ngoài ra, có thể dùng kem chống ngứa bôi tại chỗ như promethazin. Thuốc có tác dụng làm giảm ngứa, hạn chế phản ứng cào gãi nên giảm viêm nhiễm, giảm lan rộng tổn thương. Bôi thuốc ngày 2 - 3 lần.

Để phòng bệnh ở vùng có côn trùng hoặc đi qua vùng có côn trùng cần mặc quần áo dài che kín, đi giầy tất và xoa dầu Dep chống côn trùng đốt.

Dược sĩ Nguyễn Thị An - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm