Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 loại vết côn trùng cắn không nên bỏ qua

Mỗi khi đi bộ trong rừng hay quanh quẩn trong vườn rau, việc bị côn trùng cắn là điều không thể tránh khỏi. Hầu hết các vết cắn chỉ gây phiền toán và khó chịu một chút nhưng trong một số trường hợp có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe vô cùng nghiêm trọng. Hãy cùng xem khi nào côn trùng cắn là những dấu hiệu nguy hiểm cần sự can thiệp của bác sỹ nhé.

5 loại vết côn trùng cắn không nên bỏ qua 

Vết rệp cắn

Theo CDC, các vết cắn của bọ rệp thường chỉ gây khó chịu nhiều hơn là nguy hại cho sức khỏe của bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên phớt lờ chúng. Ngoài việc gây cực kỳ ngứa ngáy trên da, bọ rệp có thể quấy rầy làm mất giấc ngủ ngon của bạn. Bọ rệp khi cắn tạo ra môt vết sưng đỏ nhỏ tương tự như vết muỗi cắn. Bạn chỉ cần bôi kem có chứa cortisone là có thể làm giảm sưng ngứa trong một thời gian ngắn.

Vết ong đốt

Bị ong đốt quả thực không dễ chịu chút nào nhưng cũng không gây vấn đề gì nghiêm trọng miễn là bạn không bị dị ứng hoặc bạn đã bị ong đốt quá nhiều lần. Triệu chứng điển hình của vết ong đốt đó là vết sưng đỏ vô cùng đau đớn có thể có một chấm trắng ở trung tâm. Khi bị ong đốt, Mayo Clinic khuyến cáo rằng bạn nên loại bỏ ngòi ong bằng nhíp hoặc móng tay càng sớm càng tốt để hạn chế thời gian tiếp xúc với nọc ong.

Nếu bạn bị dị ứng với nọc ong, trường hợp bị ong đốt cần đến cơ sở y tế để điều trị ngay lập tức. Các triệu chứng dị ứng thường bao gồm sưng họng và khó thở. Những người bị dị ứng với nọc ong nên mang theo người một bơm tiêm tự động chứa epinephrine (EpiPen) để phòng khi bị ong đốt có thể chủ động tiêm thuốc này vào đùi. Khi bị quá nhiều ong đốt cùng một lúc (ví dụ như khi bạn dẫm phải tổ ong), mặc dù không bị dị ứng nhưng bạn vẫn có thể gặp phải một số triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, sốt, chóng mặt vì sự tích lũy của nọc ong trong cơ thể. Trường hợp này cũng cần được điều trị ngay lập tức.

Bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ thực chất là sự làm tổ của ký sinh trùng ghẻ dưới da và gây bệnh. Con ghẻ cái thường đào hang trong lớp biểu bì của da để đẻ trứng vào. Bệnh ghẻ thường gây ra các mụn đỏ dị ứng và ngứa ngáy chủ yếu ở kẽ tay, cổ tay, lòng bàn tay, quanh rốn, phần dưới bụng, háng, dưới bàn tọa, kẽ hậu môn, bộ phận sinh dục.

Theo CDC, đây là căn bệnh có khả năng lây lan nhanh, do vậy khi nghi ngờ mắc ghẻ cần phải được điều trị ngay lập tức. Bác sỹ thường sẽ kê những loại thuốc bôi để tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ và trứng. Bệnh ghẻ thường lây từ người sang người (không lây từ động vật sang người), do vậy khi một người trong gia đình mắc bệnh ghẻ, những thành viên khác cũng cần phải được điều trị.

Vết muỗi đốt

Hầu hết mỗi người trong chúng ta đều cố gắng hạn chế tối đa số lần bị muỗi đốt trong mùa hè. Các vết đốt do muỗi thường khá ngứa và khó chịu, mất đi sau vài ngày và thường không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, muỗi cũng là một vật chủ trung gian truyền rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Điều quan trọng cần lưu ý là nếu gần đây bạn bị muỗi đốt và bắt đầu bị sốt và xuất hiện các triệu chứng khác, hãy tới bệnh viện khám ngay lập tức.

Vết ve đốt

Bọ ve là một trong những ký sinh trùng hút máu nguy hiểm nhất. Bọ ve thường gây ra căn bệnh sốt mò (bệnh Lyme) nhưng ngoài ra chúng cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh nguy hiểm khác như phát ban do ve đốt (STARI) và sốt phát ban Rocky Mountain. Bệnh sốt phát ban Rocky Mountain có triệu chứng điển hình là những đốm ban nhỏ màu hồng, xuất hiện trên cổ tay, cánh tay và mắt cá chân. Do vậy, nếu bạn phát hiện ra mình đang bị một con ve hút máu, hãy loại bỏ nó ngay lập tức bằng nhíp.

Theo CDC, bạn nên đi khám nếu thấy bị sốt, ớn lạnh hay phát ban trong vòng một vài tuần sau khi con ve tiếp xúc với da. Bệnh do ve đốt thường khó chẩn đoán do các triệu chứng thường khá đa dạng và nhiều người thậm chí không biết mình bị đốt. Do vậy, hãy tập thói quen kiểm tra cơ thể mình sau khi tham gia vào các hoạt động ngoài trời.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Muỗi – Thật đáng lo ngại khi hè đến!

Ths. Hồng Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Prevention
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm