Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

12 căn bệnh nguy hiểm lây truyền từ muỗi

Trước khi bạn định tổ chức tiệc BBQ ngoài trời hay đi bơi vào mùa hè này, bạn cần thực hiện một vài bước để bảo vệ bản thân và gia đình trước một số căn bệnh lây truyền qua muỗi. Dưới đây là những gì bạn cần biết.

12 căn bệnh nguy hiểm lây truyền từ muỗi

Virus Zika

Mùa hoành hành của muỗi đang đến gần, và muỗi không chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy phiền toái cho bạn mà một số loài muỗi còn có thể mang theo những mầm bệnh vô cùng nguy hiểm. Zika có thể được coi là một trong số những bệnh nguy hiểm nhất và được thảo luận nhiều nhất gần đây. Tuy nhiên, điều đáng buồn là Zika không phải là căn bệnh duy nhất lây truyền từ muỗi. Do vậy, mỗi khi ra ngoài trời, bạn nên sử dụng dung dịch chống muỗi hoặc mặc quần áo dài để bảo vệ bản thân khỏi muỗi.

Virus West Nile

West Nile virus là một trong số những bệnh nguy hiểm nhất lây truyền qua muỗi. Đa số những người bị nhiễm loại virus này đều không biểu hiện triệu chứng gì, và do vậy, họ không biết là mình bị bệnh. CDC khẳng định rằng, chỉ có 1% số người bị nhiễm loại virus sẽ biểu hiện những triệu chứng rối loạn thần kinh nghiêm trọng hoặc nguy hiểm. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tại một số quốc gia, dịch bệnh do virus West Nile đang bùng phát trở lại.  Những khu vực dịch bệnh bùng phát thường là những vùng nằm dọc theo đường di cư của chim, vì muỗi sẽ sống nhờ vào chim mang virus trong người. Biểu hiện của việc nhiễm virus West Nile sẽ tương tự như bị cúm, bao gồm đau đầu, đau người, mệt mỏi, đau khớp, tiêu chảy, nôn mửa và đôi khi là phát ban. Dấu hiệu nặng hơn có thể bao gồm sốt cao, cứng cổ, co giật, hôn mệ hoặc liệt bất cứ phần nào của cơ thể. Chưa có vaccine dự phòng bệnh West Nile, và những trường hợp nặng sẽ cần phải nhập viên. Để bảo vệ bạn khỏi loài muỗi mang virus West Nile, hãy bảo vệ da của bạn bằng cách dùng bình xịt chống côn trùng và ăn một số loại thực phẩm chống muỗi trước khi đi ra ngoài.

Virus Dengue

Muỗi truyền bệnh sốt vàng, truyền virus Zika và bệnh Chikungunya cũng có thể truyền virus Dengue. Virus Dengue thường lây truyền ở những vùng có khí hậu nhiệt đới. Các triệu chứng phổ biến của nhiễm virus Dengue bao gồm mẩn đỏ, đau cơ, đau khớp hoặc đau xương, đau đầu nghiêm trọng, đau mắt và chảy máu nhẹ ở mũi hoặc lợi. Triệu chứng nặng hơn bao gồm nôn ra máu, da lạnh hoặc dính nhớt, phân tối màu và đau bụng dữ dội. Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể dẫn đến suy tuần hoàn và tử vong. Chưa có cách nào điều trị được bệnh do virus Dengue, nhưng mọi người có thể làm giảm triệu chứng bằng cách dùng thuốc giảm đau và uống nhiều nước. Cách dự phòng virus dengue tốt nhất, cũng giống như các bệnh lây truyền qua muối khác, là tránh bị muỗi đốt, đặc biệt là khi bạn bị ốm hoặc đang bị sốt.

Viêm não ngựa miền Tây.

Đây là căn bệnh thường lây truyền qua muỗi Culex – loại muỗi thường sống trogn sân vườn.  Căn bệnh này chủ yếu xảy ra ở phía tây sông Mississippi ở Mỹ.  Đây là một bệnh tương đối hiếm gặp, chỉ có tỷ lệ mắc là 1/700 tại Mỹ từ những năm 1964. Tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này cũng thấp và đối tượng người cao tuổi thường là đối tượng có nguy cơ mắc phải những triệu chứng nghiêm trọng nhất. Đa số các trường hợp sẽ phát triển các triệu chứng giống cúm, ví dụ như buồn nôn, nôn mửa, đau đầu và đau người. Hiện nay chỉ có vaccine phòng bệnh này trên ngựa, do vậy, con người cần tránh ra ngoài vào thời điểm bình minh và hoàng hôn, vì đó là thời điểm loài muỗi truyền bệnh này hoạt động mạnh nhất.

Chikungunya

Loại virus này ban đầu chỉ có ở Châu Phi, nhưng sau đó đã lây ra nhiều nước khác trên thế giới do sự phát triển của muỗi Hổ Á Châu (loại muỗi cũng mang bệnh sốt vàng). Bạn có thể trồng một vài loại cây cảnh đuổi muỗi để giảm nguy cơ tiếp xúc với loại muỗi này. Triệuc hứng bệnh rất giống với khi bị nhiễm virus Dengue hoặc virus Zika, bao gồm đau đầu, đau người, đau cơ, khớp, sốt thường xuất hiện trong vòng 3-5 ngày sau khi bị muỗi đốt. Nhóm đối tượng thường có nguy cơ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng là người già và trẻ em, tuy nhiên thường rất hiếm gặp. Chưa có vaccine nào phòng được bệnh Chikungunya, do vậy, dùng các sản phẩm chống muỗi trước khi đi ra ngoài hoặc đi du lịch và vô cùng quan trọng. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm có chứa DEET, IR3535, dầu cây bạch đàn chanh hoặc picaridin để có tác dụng bảo vệ tốt nhất.

Bệnh sốt vàng

Bệnh sốt vàng do muỗi sốt vàng gây ra, nhưng cũng có thể được lây truyền qua muỗi Hổ Á Châu. Triệu chứng sơm của bệnh sốt vàng xảy ra khoảng 3 ngày sau khi bị muỗi đốt, bao gồm đau đầu, đau người, buồn nôn, nôn mửa và sốt. Theo CDC, 15% số trường hợp sẽ có diễn biến tốt hơn trước khi các triệu chứng xấu đi, bao gồm sốt cao, vàng da và suy tạng. Sốt vàng nghiêm trọng có tỷ lệ tử vong lên tới 50%.

Giun chỉ bạch huyết

Một bệnh do muỗi gây ra mà ít người biết đến là bệnh giun chỉ bạch huyết, và cũng là một trong số những bệnh nguy hiểm nhất. Bệnh gây ra do một loại giun ký sinh trong rất nhiều loại muỗi và bệnh xuất hiện ở rất nhiều quốc gia châu Phi, Nam Mỹ và Đại Tây Dương. Loại ký sinh trùng này có thể khiến cánh tay, chân, vùng sinh dục sưng phù rất to và có thể khiến da cứng lại. Thuốc điều trị bệnh này cần được sử dụng liên tục trong vòng 12 ngày. Vì loại muỗi lây truyền bệnh giun chỉ bạch huyết rất phổ biến, nên việc bảo vệ bản thân trước khi đi tới những vùng mà loại muỗi này lưu hành là vô cùng cần thiết. Nếu bạn phải đến những vùng này, hãy dùng màn đã xử lý qua hóa chất để bảo vệ bản thân, đặc biệt là vào buổi chiều tối.

Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản lây truyền sang người qua muỗi Culex, sống tại Châu Á và Đại Tây Dương. Virus viêm não Nhật Bản có thể gây sốt, đau đầu, nôn mửa, một số rất ít trường hợp sẽ dẫn đến các triệu chứng thần kinh và co giật.  Nguy cơ người bị lây truyền loại virus này khi đi du lịch đến vùng muỗi lưu hành là rất thấp, bởi muỗi Culex thường sống ở những vùng nông nghiệp, có cánh đồng lúa nướng và chỉ đốt người vào buổi tối. Cách phòng bệnh tốt nhất là ở trong nhà vào buổi tối và sử dụng màn khi đi ngủ.

Viêm não St Louis

Cũng lây truyền qua muỗi Culex, viêm não St Louis chủ yếu tập trung tại Mỹ và một số bang trung tâm hoặc ở phía đông. Theo CDC, 99% số trường hợp mắc bệnh đều không được chẩn đoán do bệnh sẽ biến mất mà không để lại triệu chứng gì. Tuy nhiên, người cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc phải những biến chứng nghiêm trọng. Các triệu chứng bao gồm sốt, chóng mặt, buồn nôn, có thể phát triển từ nhẹ đến nặng trong khoảng thời gian ngắn. Trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê. Chưa có vaccine hoặc phương pháp điều trị loại virus này. Mặc dù số ca mắc viêm não St Louis đang có xu hướng giảm đi, nhưng căn bệnh này chưa được loại trừ hoàn toàn, do vậy, bạn vẫn cần chú ý bảo vệ bản thân khỏi sự tấn công của muỗi.

Viêm màng não La Crosse.

Bệnh thường lưu hành ở Nam Mỹ, Trung Tây hoặc Đại Tây Dương, và đa số các ca bệnh đều mắc theo chùm. Thông thường, bệnh thường không được chẩn đoán do triệu chứng rất nhẹ, thậm chí là không có triệu chứng, nhưng đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ dưới 16 tuổi. Sốt, nôn mửa và mệt mỏi là những triệu chứng phổ biến nhất, co giật có thể đi kèm kể cả khi mắc phải loại virus mức độ nhẹ. Trường hợp hiếm gặp, các triệu chứng thần kinh có thể gây ra liệt thời gian dài hoặc tàn tật, đôi khi là tử vong. Chưa có vaccine phòng bệnh này.

Viêm não ngựa phía đông

Là một trong số những bệnh do muỗi truyền nguy hiểm nhất tại Mỹ. Khoảng 1/3 số người nhiễm bệnh này sẽ tử vong, số người còn sống sẽ mắc phải những tổn thương về não rất nặng nề. Muỗi Culiseta là loại muỗi lây truyền loại virus này và đến nay chưa có vaccine hoặc thuốc điều trị. Triệu chứng hệ thống bao gồm ớn lạnh, sốt, đau người hoặc các triệu chứng của viêm màng não, như nôn mửa, co giật và hôn mê.

Viêm não ngựa Venezualan

Bệnh này rất giống với viêm não ngựa miền đông, nhưng ít phổ biến tại Mỹ hơn. Triệu chứng cũng khá tương tự như viêm não ngựa miền đông nhưng viêm não ngựa Venezuelan sẽ có thể có nguy cơ cao hơn với thai nhi và phụ nữ mang thai, có thể dẫn đến sảy thai. Đa số mọi người sẽ thuyên giảm triệu chứng sau 5 ngày, tuy nhiên, trường hợp hiếm gặp có thể dẫn đến tử vong.

Thông tin thêm trong bài viết: 7 sự thật thú vị về loài muỗi

Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm