Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các loại kem chống muỗi có an toàn cho trẻ nhỏ không?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn phải sử dụng các loại kem chống muối, kem xua muỗi trước khi ra ngoài. Đó có thể là do đang trong tháng muỗi phát triển nhanh hoặc do bạn đang ở vùng có nhiều muỗi. Việc thoa hoặc xịt các loại kem/dung dịch chuống muỗi lên da có thể không ảnh hưởng gì đến bản thân bạn, nhưng, liệu việc sử dụng những sản phẩm này cho em bé của bạn có an toàn hay không?

Các loại kem chống muỗi có an toàn cho trẻ nhỏ không?

Có những việc mà bạn nên làm hoặc không nên làm khi dùng kem chống muỗi cho trẻ. Dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết.

Kem chống muỗi là gì?

Kem chống muỗi hoặc chống côn trùng sẽ ngăn chặn việc bạn bị côn trùng cắn/đốt, bao gồm bọ chét, ve, muỗi. Kem chống muỗi hay chống côn trùng sẽ không bảo vệ bạn khỏi các loài côn trùng như ong hay ong bắp cày. Bạn có thể tìm thấy nhiều loại kem chống muỗi dưới dạng dung dịch, dạng xịt , dạng sol khí, dạng kem hoặc dạng miếng dán, cũng có rất nhiều công thức làm kem chống muỗi  từ các chất hóa học và thiên nhiên khác nhau.

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, những sản phẩm và thiết bị dưới đây không hiệu quả như kem chống muỗi:

  • Vòng tay ngâm trong các loại chất hóa học đuổi côn trùng
  • Ăn/uống tỏi hoặc vitamin B1
  • Các thiết bị siêu âm phát ra sóng âm thanh
  • Nuôi chim hoặc dơi trong nhà
  • Đèn, vợt bắt muỗi

Ngoài việc gây khó chịu thì bị muỗi đốt đôi khi cũng sẽ gây nguy hiểm. Có hơn 1 triệu người trên toàn thế giới tử vong mỗi năm do các bệnh liên quan đến muỗi đốt, ví dụ như sốt rét, Zika, sốt Chikungunya và các bệnh khác.

Kem chống muỗi có chứa DEET có an toàn cho trẻ nhỏ không?

DEET là một chất hóa học thường được sử dụng như một thành phần có hoạt tính chống muỗi và côn trùng. DEET có thể thấm qua da, nhưng các sản phẩm chống muỗi có DEET đã được kiểm tra và chấp nhận là an toàn đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi sử dụng những sản phẩm này, bạn vẫn nên thận trọng.

Kiểm tra nhãn sản phầm khi mua hàng, vì nông độ DEET sẽ khác nhau giữa các sản phẩm khác nhau, dao động từ 4-30% DEET. Tuy nhiên, lượng DEET cao hơn 30% sẽ không có hiệu quả cao hơn mà thậm chí còn có thể sẽ gây độc.

Cũng theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, các nghiên cứu đã chứng minh răng, các sản phẩm có lượng DEET cao hơn không có hiệu quả chống muối hơn, mà chỉ có thể chống muỗi trong khoảng thời gian kéo dài hơn. Một sản phẩm có 10% DEET sẽ có thể bảo vệ bạn trong khoảng 2 giờ, trong khi một sản phẩm với 30% DEET có thể bảo vệ bạn trong 5 giờ. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tốt nhất, bạn nên sử dụng liều thấp và thoa lại kem chống muỗi nếu cần thiết.

Nếu bạn sử dụng các sản phẩm chống muỗi có chứa DEET, bạn nên biết rằng, các phản ứng dị ứng rất hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. Theo CDC, những người bị dị ứng với nồng độ DEET cao có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như mẩn đỏ ngoài da, da, niêm mạc nhầy sẽ bị kích ứng, xuất hiện các nốt phồng rộp.

Để sử dụng tốt các sản phẩm chứa DEET cho trẻ nhỏ

DEET sẽ gây độc nếu chẳng may nuốt phải, do vậy, việc thực hành đúng khi sử dụng những sản phẩm có chứa thành phần này là rất quan trọng:

  • Không để trẻ dưới 10 tuổi tự thoa các loại kem chống muỗi có DEET
  • Đảm bảo rằng các sản phẩm chống muỗi được cất giữ ngoài tầm với của trẻ em.
  • Tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng khi trên nhãn. Bạn có thể xịt sản phẩm chống muỗi lên tay bạn trước, sau đó mới nhẹ nhàng thoa lên da của trẻ.
  • Chỉ sử dụng đủ số lượng kem chống muỗi cho mỗi vùng da. Không sử dụng quá nhiều kem và cũng không nên sử dụng kem chống muỗi ở những vùng da có vết cắt hoặc vết thương hở
  • Vì DEET không nên được hít vào, bạn nên tránh sử dụng kem chống muối ở vùng mặt của trẻ nhỏ.
  • Không thoa kem có chứa DEET lên lòng bàn tay của trẻ nhỏ vì trẻ có thể sẽ dùng tay dụi mắt hoặc vô tình cho tay vào miệng.
  • Sau khi đi ra ngoài trở về, hãy rửa sạch vùng da đã thoa kem của trẻ bằng xà phòng và nước. Bạn cũng nên thay quần áo mới cho trẻ, vì quần áo trẻ mặc khi ra ngoài có thể đã dính kem chống muỗi. Đảm bảo rằng, bạn đã giặt sạch những loại quần áo đó.

Kem chống muỗi có chứa DEET không nên sử dụng cho trẻ dưới 2 tháng tuổi. Để bảo vệ trẻ dưới 2 tháng tuổi không bị muỗi đốt, bạn có thể sử dụng màn xung quanh nôi của trẻ. Và nếu trong điều kiện thời tiết cho phép, với những trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào, bạn có thể bảo vệ trẻ với quần áo dài tay và đi tất.

Có thể thay thế kem chống muỗi bằng những sản phẩm nào?

Các sản phẩm chống muối có chứa cả picaridin và dầu bạch đàn chanh có thể giúp bảo vệ bạn không bị muỗi đốt. Tuy nhiên, loại dầu này, còn được biết đến với tên gọi là p – menthane diol là một chất chống muỗi có nguồn gốc thực vật không nên sử dụng cho trẻ dưới 3 tuổi.

Picaridin được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm chống muỗi trên toàn thế giới. Đây là một chất có thể thay thế cho DEET và thường có mặt trong các sản phẩm chống muỗi với nồng độ từ 5-10%.

Các sản phẩm được cho là có khả năng chống muỗi tự nhiên thường chứa các loại tinh dầu. Những sản phẩm này sẽ có hiệu quả vừa phải nếu sử dụng đúng cách, nhưng bạn nên nhớ rằng, những sản phẩm tự nhiên này sẽ không hiệu quả bằng những sản phẩm có chứa chất hóa học, như DEET hay picaridin.

Chú ý

  • Không sử dụng phối hợp các sản phẩm chống muỗi và chống nắng vì kem chống nắng cần được thoa lại mỗi 2 giờ, trong khi các sản phẩm chống muỗi có thể sẽ không cần phải làm như vậy
  • Nếu bạn ra ngoài với trẻ vào buổi chiều, hãy cho trẻ mặc áo dài tay, quần dài và đi tất để tránh bị muỗi đốt
  • Tránh xa các vùng nước lặng – là nơi muỗi thường đẻ trứng
  • Tránh sử dụng các loại dưỡng ẩm, dưỡng thể có mùi thơm vì mùi thơm này có thể sẽ hấp dẫn muỗi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 12 căn bệnh nguy hiểm lây truyền từ muỗi

Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm