Khi bị côn trùng đốt thì tại chỗ bị đốt sẽ nổi lên những sẩn tịt. Nếu để ý thấy giữa sẩn có điểm châm kim rớm dịch hay rớm máu, và đặc biệt là ngứa nhiều. Sau vài ngày do gãi ngứa, các sẩn chợt ra (sẩn chợt) màu đỏ, có khi nhiễm khuẩn có mủ (gọi là sẩn chợt nhiễm khuẩn). Đa phần sẩn chợt sẽ khỏi, một số lâu ngày thành sẩn cục, cộm cứng màu thâm đen, rất ngứa, tồn tại lâu dài, dai dẳng, khó điều trị.
Cồn iốt: được dùng để chấm vào những sẩn tịt ban đầu sau khi đã được nặn nhẹ máu ra. Tuy nhiên cần lưu ý, thuốc có thể gây kích ứng tại chỗ, dị ứng như viêm da do iốt, đốm xuất huyết (không dùng cho người có tiền sử quá mẫn với iốt). Dùng chế phẩm nhiều lần trên vùng da tổn thương rộng sẽ gây nhiều tác dụng không mong muốn (vị kim loại, tăng tiết nước bọt, đau rát hơn).
Thuốc mỡ để điều trị sẩn ngứa do côn trùng đốt.
Các dung dịch màu (dung dịch xanh metylen 1%, dung dịch tím metin 1%): Dùng để bôi vào các sẩn chợt nhiễm khuẩn. Các thuốc này có tính sát khuẩn tại chỗ để phòng chống bội nhiễm.
Kem, mỡ kháng sinh kết hợp corticoid: Thường được dùng cho các tổn thương viêm, nhiễm trùng, khi tổn thương khô. Không bôi thuốc dạng này khi tổn thương còn đang chảy dịch. Bôi thuốc ngày 2 lần.
Thuốc mỡ salicylic: Đây là loại thuốc có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da... được dùng bôi vào các sẩn cục. Bôi axit salicylic tại chỗ trên da với lượng vừa đủ lên vùng da cần điều trị, xoa nhẹ, 1 - 3 lần/ngày. Mặc dù axit salicylat dùng tại chỗ ít được hấp thu hơn nhiều so với uống nhưng vẫn có thể xảy ra phản ứng phụ. Ðể hạn chế sự hấp thu acid salicylic, không nên dùng thời gian dài, nồng độ cao, bôi trên diện rộng hay bôi trên vùng da bị viêm hoặc nứt nẻ. Các tác dụng phụ thường gặp khi bôi thuốc là cảm giác bị châm đốt, kích ứng da nhẹ.
Thuốc chống dị ứng chlopheniramin: Được dùng uống để chống ngứa. Nhưng thuốc có tác dụng an thần từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, khô miệng, chóng mặt… nên khi dùng thuốc cần tránh làm việc đòi hỏi sự tỉnh táo như làm việc trên cao, lái xe… Ngoài ra, có thể dùng kem chống ngứa bôi tại chỗ như promethazin. Thuốc có tác dụng làm giảm ngứa, hạn chế phản ứng cào gãi nên giảm viêm nhiễm, giảm lan rộng tổn thương. Bôi thuốc ngày 2 - 3 lần.
Để phòng bệnh ở vùng có côn trùng hoặc đi qua vùng có côn trùng cần mặc quần áo dài che kín, đi giầy tất và xoa dầu Dep chống côn trùng đốt.
Mất nước là tình trạng cơ thể không có đủ chất lỏng để hoạt động bình thường. Vào mùa hè, nguy cơ mất nước thường phổ biến hơn.
Mùa hè với nền nhiệt cao kéo dài và độ ẩm tăng mạnh không chỉ gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng giấc ngủ. Cảm giác oi bức khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn và thường xuyên bị gián đoạn trong đêm.
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?