Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rệp giường

Rệp giường là côn trùng/ kí sinh trùng sống nhờ tiêu hóa máu của con người.

Chúng nhỏ và có màu ngả nâu, sống ở vết nứt nội thất, giường (đặc biệt nệm, lò xo và các cấu trúc khác như khung giường) nhưng cũng có thể thấy ở vali du lịch và các vật dụng khác. Chúng tập trung nhiều nhất trong vòng 2,5m xung quanh chỗ mọi người ngủ. Chúng hoạt động (tìm kiếm thức ăn) vào ban đêm và rạng sáng; chúng thường cắn bất kì vùng da hở nào (ví dụ, cánh tay, bàn tay, cổ và mặt). Vết cắn thường không đau, nhưng về sau nhiều vùng cắn sẽ khiến ra mẩn và ngứa. Rệp giường không thường trueyenf bệnh khác, mặc dù một số nghiên cứu trong thấy viêm gan B và/hoặc bệnh Chagas thường dùng rệp giường làm vector truyền bệnh, mặc dù con số này hiếm.

Rệp giường có lây truyền không?

Rệp giường không sống trên cơ thể người và không lây từ người sang người. Chúng sử dụng máu cơ thể người làm bữa ăn sau đó rời cơ thể con người. Rệp giường có vẻ có tính lây vì chúng sống ở quần áo, chăn đệm và nội thất. Khi sử dụng hoặc di chuyển những vật này khi đi du lịch, chúng có thể chứa rệp giường đã ẩn náu sẵn để xâm nhập cơ thể khác. Phần lớn các chuyên gia gợi ý rằng vật chủ chính của rệp giường là con người và thú nhuôi như chó và mèo thường không bị cắn (tuy nhiên ý kiến này không thống nhất với tất cả chuyên gia); tuy nhiên, vật lót chỗ nằm cho thú nuôi có thể là nơi trú ẩn của rệp giường đặc biệt nếu nơi nằm đó gần với giường ngủ của người.   

Làm thế nào để biết khi bị rệp giường cắn?

Đôi khi khó nhận ra khi nào một người bị cắn do rệp giường. Vì côn trùng này rời cơ thể người sau khi cắn và vết cắn thường xảy ra khi họ đang ngủ, vì vậy nhiều người không biết vì sao mình tự dung có “vết mẩn đỏ và ngứa”. Trong nhiều trường hợp, không có xét nghiệm phòng thí nghiệm dùng để phát hiện rệp giường; tuy nhiên, dùng kính lúp để soi nệm hoặc quần áo (đặc biệt vùng mép đệm và vết nứt đồ đạc) tìm rệp giường, trứng hoặc phân thường là cách nhanh nhất và tốt nhất để biết tình trạng bị rệp.

Rệp giường lây lan như thế nào?

Rệp giường không lây trực tiếp từ người sang người. Như đã nói ở trên, chúng lây từ việc di chuyển và/hoặc khi người tiếp xúc với giường, quần áo hoặc nội thất có chứa rệp. Người du lịch có thể bị rệp giường xâm nhập hành lý và do đó có thể mang chúng về nhà. Rệp giường một khi đã xâm nhập vào nhà, có thể đi tới từng nơi chẳng hạn ống thông gió, ống nước và thậm chí máng xới. Rệp giường thậm chí có thể bò trên trần nhà rồi rơi xuống người để hút máu.

Cách khắc phục

Rệp giường thường phải được diệt theo cách chuyên biệt. Bạn có thể thuê dịch vụ diệt côn trùng, họ sẽ dùng các phương pháp khác nhau chẳng hạn thuốc diệt côn trùng hóa học và/hoặc dùng nhiệt. Một khi côn trùng đã bị tiêu diệt, vết cắn sẽ không xuất hiện thêm nữa và người bị cắn sẽ tự “khỏi bệnh”.

Khi nào cần liên lạc với cơ sở y tế?

Những người lành bị cắn và những người mang bệnh có thể lây truyền có rệp giường (VD viêm gan B) nên liên lạc với cơ sở y tế và yêu cầu lời khuyên về nguy cơ có thể đối với bệnh đó. Tương tự, các thành viên trong gia đình của những người này nên cũng nên liên hệ với cơ sở y tế nếu nghi ngờ có vết rệp giường cắn. Nếu có bất kì dấu hiệu nào chẳng hạn thở gấp và/hoặc sưng cổ hoặc lưỡi sau khi bị rệp giường cắn thì bạn nên đi cấp cứu ngay.

Tìm hiểu thêm về cách tiêu diệt rệp giường

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medicinenet
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm