Hãy làm theo những thói quen dưới đây để phòng tránh bệnh tim một cách hiệu quả:
Ngừng hút thuốc
Những người hút thuốc có nguy cơ bị bệnh đau tim gấp hai hoặc sáu lần so với người không hút thuốc. Tin tốt là một khi bạn đã ngừng hút thuốc, nguy cơ bị đau tim sẽ giảm nhanh chóng.
Những nghiên cứu gần đây thậm chí đã cho thấy omega-3 có thể là chìa khóa cho việc bỏ thuốc, thậm chí đối với những người đã từng cố gắng bỏ thuốc nhưng thất bại.
Tập luyện
Không bao giờ là muộn để bắt đầu việc này. Chạy bộ từ 20 đến 30 phút và nâng vật nhẹ hai đến ba lần một tuần costheer g iups bạn giảm cân và hạ huyết áp, đường máu và cholesterol.
Giảm stress
Trong khi mối liên hệ giữa stress vừa và bệnh tim chưa được chứng minh thì stress mãn tính có thể khiến tuyến thượng thận tiết lượng lớn hormone adrenaline, khiến tăng lượng huyết áp, tim sẽ đập nhanh hơn và nhịp thở tăng lên.
Stress cũng có thể làm tăng sự giải phóng đường vào máu.
Hãy cân nhắc tô màu để giảm stress hoặc bắt đầu thói quen giảm stress vào buổi sáng bằng các động tác giãn và chuyển động đơn giản.
Ăn bữa ăn lành mạnh
Sức khỏe toàn diện và thể trạng của bạn phụ thuộc rất nhiều vào thứ bạn ăn và uống.
Tránh ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe và tập trung vào việc ăn nhiều thực phẩm xanh, đậu, rau, quả mọng, hạt và hạt có dầu cũng như ăn ít đồ béo, muối, đường, thực phẩm đóng gói và thực phẩm qua xử lý.
Theo dõi cân nặng
Hãy giảm nguy cơ bệnh tim từ 35 đến 45 phần trăm bằng cách giữ cho cân nặng hợp lý. Hãy trân trọng trái tim của mình.
Duy trì sức khỏe tinh thần
Điều trị trầm cảm và giảm stress có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim, và kết hợp thực phẩm lành mạnh vào khẩu phần – và không ăn đồ ăn đã qua xử lý – có thể làm giảm trầm cảm.
Cân nhắc aspirin
Hãy thảo luận với nhân viên y tế xem dùng 81 milligrams aspirin mỗi ngày để giảm nguy cơ bệnh tim có ổn không. Đừng dùng aspirin nếu bạn bị bệnh gan hoặc có xu hướng chảy máu hoặc bầm tím dễ dàng.
Tìm hiểu thêm về Ăn gì khi tập luyện vào mùa đông?
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé