Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

15 thực phẩm chống lại dị ứng vào mùa xuân

Hiện này, nồng độ cacbon dioxit trong khí quyển cao hơn dẫn đến phấn hoa gây dị ứng nhiều hơn và mạnh hơn. Trong khi nhiệt độ ấm hơn khiến mùa xuân đến sớm hơn. Từ đó mùa dị ứng dường như ngày càng kéo dài hơn.

Tin tốt cho những ai bị dị ứng vào mùa xuân: phương thuốc giảm dị ứng tự nhiên nay ở trong tầm tay, tức tủ lạnh nhà bạn: thực phẩm giàu vitamin C và axit folic có thể giảm thiểu viêm liên quan đến phản ứng dị ứng, và các nghiên cứu cho thấy thảo mộc cũng có tác dụng tương tự thuốc đắt tiền.  

Súp lơ xanh

Súp lơ xanh đẩy lùi triệu chứng dị ứng bằng hai cách: chứa nhiều vitamin C là chất giảm dị ứng, bên cạnh đó còn cho thấy hiệu quả trong việc loại bỏ nghẽn xoang.

Các nhà nghiên cứu cho thấy khoảng 500mg vitamin C một ngày có thể giảm nhẹ triệu chứng dị ứng, và một tách súp lơ xanh sống có thể chứa 80mg vitamin C.

Rau mầm súp lơ

Nghiên cứu gần đây xuất bản trên tạp chí Thức ăn và chức năng cơ thể cho thấy tinh chất rau mầm súp lơ thực sự có thể bảo vệ sức khỏe khỏi dị ứng và các hiệu ứng hen do khí thải diesel, là chất ô nhiễm có thể khiến phản ứng dị ứng nặng hơn vì nhiều lý do.  

Các nhà nghiên cứu đã cho 29 tình nguyện viên tiếp xúc với khí thải diesel và đo lường đáp ứng viêm bằng lượng bạch cầu tăng. Đối tượng sẽ nhận một liều tinh chất rau mầm súp lơ trong nước ép xoài mỗi ngày và diễn ra trong 4 ngày. Khi người tham gia tiêu thụ tinh chất rau mầm súp lơ, tế bào bạch cầu của họ đáp ứng với khí thải diesel thấp hơn 54%  so với người không dùng tinh chất. Các chuyên gia kết luận rằng ăn súp lơ và rau mầm súp lơ có thể giúp giảm ảnh hưởng của một số chất ô nhiễm cụ thể đối với người hen và dị ứng.

Gai lông (Butterbur)

Lá và rễ của cây gai lông chứa hợp chất gọi là petasines, có thể chặn một số phản ứng thúc đẩy dị ứng. Cây này thực sự có tác dụng gì không? Các nhà khoa học trả lời rằng có, mặc dù cây này không được khuyến khích cho trẻ nhỏ, những người trên 65 tuổi, hoặc những người bị dị ứng với cây thuộc chi cỏ phấn hương. Một phân tích gộp ở Anh trên 6 nghiên cứu cho thấy cây gai lông có thể giảm dị ứng.

Rễ của cây bụi lâu năm thường chứa lượng cao pyrrolizidine alkaloids, có thể phá hủy gan, vì vậy các chuyên gia thảo mộc khuyến nghị hãy tìm sản phẩm bào chế từ cây gai lông đặc biệt không chứa pyrrolizidines, hoặc có bao gồm quá trình tách  CO2, sẽ hạn chế lượng pyrrolizidine alkaloids. Các nhà nghiên cứu của Thụy Sĩ và Đức cho thấy cây gai lông có hiệu quả bằng thuốc kháng histamine cetirizine theo kê đơn (Zyrtec) sau 2 tuần điều trị. Nó đã được chứng minh rằng có thể giảm hắt hơi, ngứa, chảy nước mũi, ngạt mũi hoặc chảy nước mắt trong vòng 5 ngày.

Nho đỏ, việt quất và rượu đỏ

Những thực phẩm chứa màu tím đậm này có một thành phần chung: hợp chất  polyphenol gọi là resveratrol. Trong một nghiên cứu năm 2013 xuất bản trên Tạp chí dinh dưỡng, các nhà nghiên cứu cho thấy resveratrol giúp chế ngự chất trung gian đáp ứng dị ứng IgE (những chất bị kích ứng bởi kháng thể immunoglobulin E) ở chuột. Rượu vang cũng tốt cho sức khỏe tim mạch và giúp phòng chống cảm thông thường.

Sô cô la

Cacao được tìm thấy có tính chất chống dị ứng bằng cơ chế giảm tổng hợp IgE. Trong một nghiên cứu năm 2012 xuất bản trên tạp chí Nghiên cứu dược lý, động vật trong phòng thí nghiệm được cho ăn bữa ăn chứa nhiều cacao trong vòng 4 tuần có lượng IgE thấp hơn chuột nuôi trong điều kiện tiêu chuẩn.  

Cải rổ (collard greens)

Nếu bạn bị sốt cỏ khô (tiếng Anh: hay fever), hãy đưa rau cải rổ vào thực đơn cũng như cải xoăn. Thành phần hóa chất thực vật của chúng, chủ yếu là carotenoids có thể làm giảm tình trạng dị ứng. Để tăng lượng carotenoid để cơ thể hấp thụ, hãy ăn rau cùng một ít chất béo, chẳng hạn có thể xào sơ với dầu olive.

Hoa quả họ cam, chanh

Để có được 500mg lượng vitamin C từ thực phẩm, bạn cũng có thể ăn cam, bưởi, chanh v.v… Một quả cam lớn có thể chứa gần 100mg vitamin C, trong khi nửa quả bưởi lớn có thể chứa khoảng 60mg.

Quả cơm cháy

Tính chất tăng cường hệ miễn dịch của quả cơm cháy khiến chúng được coi như phương pháp điều trị cúm tự nhiên, nhưng quả cơm cháy cũng là chất giảm dị ứng tự nhiên. Bạn có thể thử rượu, nước ép hoặc mứt quả cơm cháy để hấp thu flavoinoid là chất giảm viêm.

Cải xoăn

Thực phẩm xanh chứa cùng lúc hai tác dụng chống dị ứng; giống súp lơ, nó thuộc họ rau cải, nhưng cũng giàu carotenoids, chất sắc tố được tin rằng có thể giúp chốn lại triệu chứng dị ứng.

Hành và tỏi

Quercetin cũng là một vũ khí bí mật khác giúp chống lại dị ứng vì nó hoạt động như chất kháng histamine. Hành và tỏ giàu quercetin, cũng như táo. (Nếu bạn lựa chọn táo để ăn, hãy đảm bảo chúng không kích thích hội chứng dị ứng đường miệng).

Mùi tây

Mùi tây ức chế sự tiết histamine gây dị ứng. (Mùi tây là chất lợi tiểu, vì vậy nếu đang điều trị thì hãy thảo luận với bác sĩ trước khi dùng tinh chất hoặc ăn một lượng lớn chúng).

Dứa

Loại quả nhiệt đới này chứa một enzyme gọi là bromelain, là chất chống viêm quyền lực, là chất điều trị hắt hơi – ngạt mũi phổ biến. Các nghiên cứu cho thấy bromelain có thể làm dịu đau họng và khó chịu ở xoang. Thêm vào đó, một nghiên cứu năm 2012 xuất bản trên tạp chí Liệu pháp thay thế trong sức khỏe và y học cho thấy nó giúp làm dịu viêm đường thở ở chuột, là bằng chứng cho thấy chất này có tác dụng trong hen suyễn dị ứng. Dứa cũng là một nguồn vitamin C tuyệt vời, là chất chống oxy hóa giúp đối phó với dị ứng. Để có tác dụng hiệu quả nhất, hãy ăn dứa tươi. Không nên ăn dứa đóng hộp để tránh hóa chất BPA cùng đường hóa học.

Súp

Không gì bằng một bát súp ấm khi bạn bị ốm, trong khi người ta hay ăn súp gà khi bị cúm, hiện nay có công thức nấu súp được khuyến nghị để chống lại dị ứng. Tác giả cuồn Hướng dẫn dược phẩm xanh đối với thức ăn chữa bệnh  đưa ra công thức như sau:

Đung sôi 1 củ hành tây còn vỏ và 1 tép tỏi. Thêm ½ cốc lá cắt nhỏ và rễ thái hạt của cây anh thảo. Sau khi  đun 5 phút, thêm một cốc lá cây tầm ma và 1 cốc cần tây thái hạt. Trước khi ăn, hãy bỏ vỏ hanh và ăn súp khi còn ấm. Có thể cho  thêm giấm trắng, hạt tiêu đen, và đun nhẹ trong 3 đến 10 phút. Trước khi ăn, hãy bóc vỏ hành và ăn súp khi nó còn ấm. Có thể thêm giấm, tiêu đen, tiêu cay.

Cây tầm ma chua

Hầu như các phương thuốc chứa chất chống dị ứng tự nhiên đều có cây tầm ma chua. Nó có thể giúp giảm nghẹt mũi do viêm xảy ra khi bạn có triệu chứng dị ứng. Cây tầm ma chua chứa phản ứng hóa học digups bạn cảm thư giãn và độ lượng hơn.

Bạn có thể mua loại viên cây tầm ma đông khô 500mg. Đó là dạng giảm dị ứng tốt nhất, nó sẽ không gây nứa và đã đông khô. Không nên sử dụng cây này vì chúng có thể gây thiếu kali.

Dưa hấu và cà chua

Cả hai loại quả mùa hè này đều giàu lycopene, được chứng minh có thể giảm đáp ứng dị ứng và sự cộng dồn các tế bào gây ra triệu chứng ở phổi (đặc biệt, bạch cầu gọi là eosinophils). Trong một nghiên cứu năm 2007 xuất bản trên Tạp chí Hen suyễn, người bị hen sẽ có lượng lycopene trong máu thấp hơn người bình thường. 

Tìm hiểu thêm về Viêm mũi dị ứng vào mùa xuân

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - TheoRodalewellness
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm