Đau tai hầu như là loại đau tồi tệ nhất – cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Ngay cả đau tai nhẹ cũng có thể gây ù, tê tai. Các trường hợp đau tai thường do viêm tai giữa cấp, một dạng viêm tai kinh hoàng.
Viêm tai xảy ra ở vùng giữa tai đằng sau màng nhĩ, khi vòi nhĩ nối với họng và thông với vùng này bị sưng lên và ngăn cản không khí đi vào tai giữa. Khi đó lực hút kéo dịch vào để thay thế. Nếu dịch này bị nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ bị đau tai.
Trước đây khi bị nhiễm khuẩn thì chúng ta thường nghĩ ngay đến kháng sinh. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, vì phần lớn các ca nhiễm khuẩn tai gây ra bởi virut nên chỉ 1 phần 8 trẻ em thực sự cần những thuốc này để điều trị. Số còn lại sẽ tự phục hồi. Bạn có thể đẩy nhanh quá trình phục hồi bằng năm phương pháp tự nhiên dưới đây:
1. Xông hơi dầu bạch đàn và dầu oải hương: Rót nước sôi vào một bát lớn (không dùng bát nhựa) và thêm một vài giọt mỗi loại dầu. Phủ lên đầu với một chiếc khăn và hít thở hơi bốc lên. Hãy cẩn thận, không dùng nước quá nóng hoặc dùng quá nhiều dầu!
2. Tỏi: Luộc một tách tỏi trong 1/2 tách nước cho đến khi tỏi mềm nhưng không nhão. Đặt nó vào miệng lỗ tai (nhưng không được đặt sâu!), bao phủ bằng gạc hoặc bông và băng dính sơ cứu để giúp đưa dịch nhiễm khuẩn ra ngoài. Thay mới hàng ngày.
3. Chườm nóng: Đặt một chiếc khăn ngâm nước nóng qua tai. Lặp lại theo mức độ cần thiết.
4. Nhỏ tinh chất thảo bản bông vàng (Mullein): Thảo bản bông vàng là một cây hoa mọc dại ở nhiều vùng. Bạn có thể mua tinh dầu chế biến sẵn hoặc tự chiết xuất dầu bằng cách trộn 5ml hoa cây này và nửa tách nước sôi. Sau đó, trộn 15ml hỗn hợp này với 15ml dầu oliu và để qua đêm. Sau đó nhỏ một giọt thành phẩm vào tai bị nhiễm khuẩn.
5. Sữa mẹ: Trẻ em nuôi bằng sữa mẹ có tỉ lệ nhiễm khuẩn thấp hơn nhiều so với trẻ bú bình. Nếu bạn đang cho con bú hoặc quen ai mới sinh, chỉ cần một vài giọt sữa mẹ nhỏ vào tai có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng.
Lưu ý rằng không có phương pháp nào trên đây có thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Luôn luôn đến khám nếu bạn nghi ngờ mình bị nhiễm khuẩn tai, và sử dụng các phương pháp tự nhiên trên khi kết hợp với lời khuyên của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm về Các nguyên nhân gây đau tai
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.