Hãy áp dụng những cách dưới đây và bạn có thể giữ cho cơ thể mình khỏe mạnh nhất có thể trong mùa cúm sắp tới.
Ăn sữa chua cho bữa sáng
Các loại lợi khuẩn giúp bạn tiêu hóa tốt cũng là những loại lợi khuẩn giúp bạn chống lại cảm lạnh. Một nghiên cứu năm 2011 đã chứng minh được điều này. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, những người thường xuyên tiêu thụ probiotic (thông qua thực phẩm lên men như kim chi, sữa chua, kefir hoặc bổ sung probiotic thông qua thực phẩm chức năng) có tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên thấp hơn khoảng 12%.
Mở hé cửa sổ
Dành cả ngày ở trong một căn phòng bí bách cùng với một người bị bệnh sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của bạn. Hãy để chút không khí trong lành lưu thông vào trong phòng bằng việc mở hé cửa sổ để virus hoặc vi khuẩn có thể thoát ra ngoài, từ đó nguy cơ bị lây bệnh của bạn cũng sẽ giảm xuống.
Ăn nấm
Một nghiên cứu mới đây xuất bản trên tạp chí Journal of the American College of Nutrition đã cung cấp bằng chứng cho thấy tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của nấm. Những người ăn nấm shiitake hàng ngày trong vòng 1 tháng có số lượng tế bào miễn dịch T cao hơn và ít bị viêm hơn.
Quay mặt đi khi người khác hắt hơi
Quay mặt đi đôi khi có thể hơi bất lịch sự, nhưng quay mặt để tránh một người đang hắt hơi là vô cùng quan trọng. Vi khuẩn có trong giọt bắn của những người hắt hơi có thể sẽ bay xa được khoảng 6m! Do vậy, nếu người ngồi cạnh bạn bắt đầu ho và hắt hơi, bạn nên xin phép họ và ngồi sang một chỗ khác. Tất cả những gì bạn cần nói chỉ là: “Xin lỗi, tôi cũng rất dễ bị lây cảm cúm”.
Không đưa tay lên mặt
Không chạm tay vào mặt sẽ giảm đáng kể nguy cơ bị ấm của bạn bởi bàn tay bạn thường là nơi tiếp xúc với rất nhiều nơi chứa nhiều vi khuẩn, ví dụ như tiền mặt, tay nắm cửa ra vào…Tuy nhiên, việc không chạm tay lên mặt đôi khi lại khó thực hiện hơn bạn vẫn nghĩ. Trung bình một người sẽ đưa tay chạm vào miệng hoặc mũi nhiều hơn 3 lần/giờ. Để loại bỏ thói quen này, bạn có thể ngồi lên tay của mình nếu tay của bạn không có việc gì để làm.
Ngủ đúng giờ
Ngủ đúng giờ và có một giấc ngủ sâu sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho bạn. Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Archives of Internal Medicine chỉ ra rằng, những người ngủ ít hơn 7 tiếng sẽ có nguy cơ bị cảm lạnh cao hơn gấp khoảng 3 lần vo với những người ngủ ít nhất 8 tiếng một đêm.
Làm sạch mũi của bạn
Trong suốt mùa cảm cúm, bạn nên hình thành thêm một thói quen mới: xông mũi với hơi nước muối nóng (hoặc nước lạnh) hoặc sử dụng dung dịch xịt mũi không cần kê đơn hay nước muối sinh lý. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ được một số vi khuẩn, virus mà bạn đã hít phải trong suốt cả ngày trước khi chúng xâm nhập sâu hơn vào cơ thể.
Ngậm thuốc ho có chứa kẽm
Bạn nên tìm và ngậm loại thuốc ho có chứa kẽm càng sớm càng tốt, ngay sau khi bạn cảm thấy mình không được khỏe. Kẽm là một chất khoáng cần thiết với các tế bào miễn dịch, và một phân tích tổng hợp năm 2013 trên Cochrane Library trên 18 thử nghiệm cho thấy, bổ sung kẽm trong vòng 24 giờ sau khi các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện sẽ làm giảm thời gian bị bệnh của bạn. Nghiên cứu này khuyến nghị bạn nên bổ sung kẽm với liều 75mg/ngày. Ngoài việc bổ sung qua viên uống, bạn cũng có thể tăng cường lượng kẽm trong cơ thể thông qua các loại thực phẩm giàu kẽm như hàu, thịt bò, tôm cua, ngũ cốc bổ sung kẽm và các loại hạt. Ngoài việc giúp làm giảm thời gian bị bệnh, kẽm còn có tác dụng tăng cường ham muốn tình dục, giúp vết thương mau lành và dự phòng các tình trạng viêm khó dự phòng.
Ấn vào ngực
Có một vài huyệt nằm ở giữa xương ức của bạn, ngang tầm với xương sườn thứ 3. Thường xuyên ấn nhẹ vào điểm này, trong vòng 1 phút, mỗi vài giờ thực hiện một lần sẽ kích thích tuyến ức sản xuất ra nhiều tế bào T để tiêu diệt các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài hơn.
Uống nhiều nước
Nước sẽ giúp làm loãng lớp dịch nhầy mà cơ thể tạo ra khi bạn bị ốm. Và khi lớp dịch nhầy chứa đầy vi khuẩn này loãng hơn, thì việc làm sạch chúng ra khỏi cơ thể sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bạn nên bổ sung ít nhất 2 lít nước hoặc các loại dịch uống khác trong một ngày.
Nếu nghĩ mình bị cúm, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kê đơn
Nếu được uống trong vòng 48 giờ sau khi các triệu chứng xuất hiện, thì các loại thuốc chống cúm cần kê đơn như Tamiflu có thể ngăn chặn, không để các virus cúm nhân lên và có thể làm giảm thời gian bị bệnh của bạn đi khoảng 1 ngày. Trước khi kê đơn thuốc, bác sỹ có thể sẽ dùng tăm bông lấy một chút dịch nhầy của bạn đem đi xét nghiệm để chẩn đoán xác định.
Sử dung máy làm ẩm không khí
Không khi khô ở trong nhà sẽ khiến tình trạng bị viêm họng và các cơn ho của bạn trở nên tồi tệ hơn. Một chiếc máy làm ẩm không khsi sẽ giúp những triệu chứng này trở nên dễ chịu hơn với bạn bằng việc bổ sung thêm độ ẩm vào trong không khí.
Ăn cà ri
Ớt và các loại gia vị cay nồng có trong món cà ri sẽ giúp làm sạch các xoang mũi của bạn. Chúng khiến bạn phải chảy nước mũi, chảy nước mắt khi ăn và việc này có thể giúp bạn làm giảm tạm thời tình trạng nghẹt mũi. Một nghiên cứu năm 2011 cũng đã chỉ ra rằng, một loại thuốc xịt mũi làm từ một chất hóa học có tên là capsaicin được chiết xuất từ hạt tiêu có thể cải thiện đáng kể tình trạng ngạt mũi.
Hít tinh dầu (xông)
Bạn có thể thực hiện việc này vài lần trong ngày: nhỏ vài giọt tinh dầu xạ hương hoặc tinh dầu khuynh diệp vào nước sôi, sau đó hít hơi nước sôi đó. Mùi thơm gần giống với menthol của hơi nước sẽ giúp đường thở của bạn cảm thấy thông thoáng hơn. Ngoài ra, một số người còn cho ràng, các thành phần chống khuẩn có trong các loại tinh dầu sẽ che phủ lên lớp làm nhầy lót trong các khoang mũi.
Bỏ qua việc luyện tập thể thao
Bạn có thể sẽ cảm thấy đỡ mệt mỏi hơn nếu bạn vận động nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ nhanh hoặc luyện tập một vài động tác yoga, vì chúng sẽ giúp lưu thông khí huyết. Tuy nhiên, nếu bạn bị cảm hoặc bị cúm nặng, thì bạn không cần thiết phải luyện tập nặng. Cơ thể bạn cần tiết kiệm năng lượng để chống lại tình trạng nhiễm khuẩn, thay vì sử dụng năng lượng để luyện tập!
Súc miệng với nước muối ấm
Việc làm đơn giản này thực sự rất hữu ích. Muối sẽ giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, nước muố loãng còn có tác dụng giảm viêm là làm loãng các dịch nhầy, do đó, giúp bạn loại bỏ chúng dễ dàng hơn.
Ăn súp/cháo nóng
Loại đồ ăn đơn giản này có rất nhiều tác dụng: hơi nóng sẽ giúp làm thoáng đường thở của bạn, nước súp/cháo có chứa muối sẽ giúp làm dịu cổ họng bị sưng của bạn. Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Chest còn chỉ ra rằng, súp/cháo gà có chứa những thành phần có thể làm chậm quá trình di chuyển của các tế bào bạch cầu chống nhiễm khuẩn. Khi các tế bào này di chuyển chẩm hơn, chúng sẽ dành nhiều thời gian ở lại những khu vực đang cần sự có mặt của chúng, và do vậy, giúp bạn mau khỏi bệnh hơn.
Mật ong
Mật ong được cho là có tác dụng kháng khuẩn. Với đặc tính sánh của mình, mật ong cũng có thể bao phủ và làm dịu cổ họng đang bị kích ứng của bạn.
Ăn kem que
Cổ họng bạn quá sưng và bạn cảm thấy đau, không thể nuốt được thứ gì? Mút kem que có thể làm giảm tạm thời cảm giác này do kem que lạnh có thể làm tê liệt tạm thời vùng cổ họng của bạn.
Ngồi dậy
Khi bạn nằm ngửa, dịch nhầy sẽ tích tụ lại ở các xoang mũi và có thể sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng thứ cấp hoặc viêm xoang mạn tính. Thay vào đó, bạn có thể nghỉ ngơi và ngủ trong tư thế nâng cao nửa trên người một góc khoảng 45 độ. Ở tư thế nửa nằm nửa ngồi này, máu từ não cũng sẽ lưu thông tốt hơn, do vậy, có thể làm giảm tình trạng viêm ở các xoang mũi và ở mũi.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.