Bạn mang thai!
Một số người không thể ngờ mình có thai vì họ đã được dạy rằng, không thể có kinh nguyệt khi mang thai. Tuy nhiên, không phải lúc nào điều đó cũng đúng.
Mặc dù phần lớn phụ nữ ngừng kinh nguyệt khi họ bắt đầu có thai, một số người vẫn tiếp tục chảy máu. Kinh nguyệt ra ít bất thường hoặc rỉ máu cũng chỉ ra chửa ngoài tử cung (khi trứng làm tổ bên ngoài tử cung). Điều này rất nguy hiểm. Khi còn nghi ngờ, hãy làm xét nghiệm.
Bạn sụt hoặc tăng rất nhiều cân.
Các chất hóa học trong cơ thể bạn rất phức tạp, nên khi bạn thêm hoặc bớt quá nhiều cân, chúng có thể bị rối loạn. Một trong những hệ quả là không có kinh nguyệt trong tháng đó hoặc kinh nguyệt ít máu hơn hay ngắn hơn. Cơ thể của bạn cần cân bằng giữa đạm, đường bột, chất béo và vitamin nếu bạn muốn kinh nguyệt đều đặn.
Stress quá độ.
Trong khi những khó chịu trong cuộc sống thường nhật như cãi nhau với người trong gia đình hoặc chuẩn bị bài thuyết trình ở công ty không đủ để khiến hệ hormon rối loạn, những tác nhân stress lớn hơn như người thân mất lại có thể. Tập thể thao thái quá cũng có thể ảnh hưởng đến chu kì vì việc này gây stress đối với cơ thể về mặt thể chất.
Bạn sử dụng phương pháp tránh thai hormon.
Một trong những lý do phổ biến của kinh nguyệt ít máu là sử dụng viên tránh thai. Một số bác sĩ kê đơn thuốc tránh thai cho phụ nữ bị kinh nguyệt ra nhiều máu cũng là vì lý do đó.
Bạn đang trong quá trình lão hóa.
Đừng lo – điều này không có nghĩa bạn đã già! Nhưng khi kinh nguyệt bị giàm thì đầu tiên nên xem xét tuổi tác. Mãn kinh có thẻ liên quan nhưng không phải lúc nào cũn vậy. Khi lão hóa thì chu kì kinh nguyệt thay đổi.
Bạn bị hẹp tử cung
Đó là vấn đề hiếm nhưng khó chịu. Nó xảy ra khi từ cung bị thu hẹp hoặc đóng hoàn toàn (bế kinh). Hậu quả, máu bị nghẽn trong tử cung và chỉ có thể chay ra từng chút một. Nếu bạn bị tê chân đi kèm với máu chảy ít, hãy đi khám.
Bị sẹo ở tử cung.
Phần lớn phụ nữ trải qua thủ thuật nạo thai sẽ hồi phục mà không có biến chứng nhưng đôi khi sẹo nặng khiến thành tử cung dính vào nhau, gây ra hội chứng Asherman. Nếu kinh nguyệt ra máu ít đáng kể sau khi nạo thai, đó vó thể là một vấn đề. Bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ mô bị sẹo.
Bạn mất rất nhiều máu trong và sau khi sinh.
Đây là một tình trạng hiếm. Mất rất nhiều máu sẽ lấy đi oxy của cơ thể, cuối cùng phá hủy tuyến yên và gây ra các vấn đề như hội chứng Sheehan. Nhiều khả năng bạn sẽ cần liệu pháp thay thế hormon.
Kết luận: Trong khi việc có kinh nguyệt ít hơn bình hường chưa hẳn là dấu hiệu cảnh báo , đừng bỏ qua các dấu hiệu thay đổi. Theo dõi chu kì kinh nguyệt trong vài tháng, nếu nó không trở lại bình thường, hãy đến khám bác sĩ sản phụ khoa.
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.
Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.
Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.
Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.
Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.
Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây
Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.
Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.