Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

7 loại ung thư rất khó để phát hiện sớm

Trong khi khoa học đang phát triển và có thể phát hiện được rất nhiều loại ung thư từ rất sớm, thì vẫn có rất nhiều loại ung thư khó có thể phát hiện được từ sớm.

Ung thư tụy

Tại Mỹ, ung thư tụy chiếm khoảng 2% tổng số ca mới mắc ung thư  và ung thư tụy tại Mỹ đã “vượt mặt” ung thư vú, trở thành loại ung thư có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ ba. Do vậy, rõ rằng việc sàng lọc phát hiện sớm ung thư tụy là vô cùng cần thiết. Nhưng lý do khiến ung thư tụy khó phát hiện là vì tụy nằm ở rất sâu, bệnh lúc đầu thường không gây đau đớn gì  và thường cũng sẽ không biểu hiện bất cứ triệu chứng gì cả. Ngoại lệ duy nhất đó là nếu ung thư tụy xảy ra ở gần ống mất, thì có thể sẽ dẫn đến tắc nghẽn ống mật và gây vàng da trong giai đoạn sớm của bệnh. Về phương pháp điều trị, với một số ít trường hợp may mắn, chỉ cần một cuộc đại phẫu, nhưng với những người mà tình trạng ung thư được phát hiện muộn hơn, thì việc điều trị chủ yếu dựa vào hóa trị và giảm đau tạm thời.

Ung thư thận

Ung thư thận rất khó để phát hiện bởi bệnh nhân thường không đi khám cho đến khi bệnh biểu hiện thành triệu chứng, bao gồm đau phần thắt lưng, mệt mỏi mãn tính, sụt cân không rõ nguyên nhân và có máu trong nước tiểu. Vì thận cũng nằm rất sâu trong cơ thể nên một khối u nhỏ tại thận đôi khi không thể nhìn thấy hoặc cảm nhận thấy thông qua quy trình khám sức khỏe thông thường. Ngoài ra, hiện nay, chưa có một loại xét nghiệm sàng lọc nào được khuyến nghị để phát hiện ung thư thận ở những người không có nguy cơ. Những người mắc phải một số bệnh di truyền, ví dụ như hội chứng  Von Hippel-Lindau  (VHL), ung thư biểu mô nhú tế bào thận di truyền (HPRCC) và hội chứng Birt-Hogg-Dubé (BHD) sẽ có nguy cơ bị ung thư thận cao hơn. Các bác sỹ có thể sẽ khuyên những người có nguy cơ cao thường xuyên tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để kiểm tra xem có khối u ở thận hay không.

Ung thư phổi tế bào không nhỏ

Có khoảng ba phần tư số ca ung thư phổi được chẩn đoán chỉ sau khi bệnh đã lan sang các cơ quan khác. Và thông thường, người bệnh sẽ không biểu hiện triệu chứng gì cho đến khi khối u phát triển đủ lớn để gây ra các triệu chứng ung thư phổi, ví dụ như ho, viêm phổi, khó thở. Khi đó, cũng là lúc mà bệnh đã lan đến dòng máu và hệ bạch huyết. Ung thư phổi tế bào không nhỏ là loại ung thư phổi phổ biến nhất nhưng cũng khó phát hiện bởi giai đoạn ung thư sớm thường không có triệu chứng và không thể phát hiện được thông qua việc chụp X quang. Chụp PET và chụp CT có thể sẽ giúp ích trong việc chẩn đoán ung thư phổi. Bác sỹ cũng có thể sẽ lấy tế bào ung thư từ dịch tiết phổi, dịch quanh phổi hoặc thông qua quá trình sinh thiết để chẩn đoán xác định, nhưng cũng thường chỉ diễn ra ở giai đoạn muộn. Ung thư phổi có tỷ lệ sống sót rất thấp nếu được phát hiện trong giai đoạn muộn, do vậy, những người đã hút thuốc lá trong nhiều năm có thể nên trao đổi với bác sỹ về lợi ích của việc chụp CT để phát hiện sớm ung thư phổi. Tất nhiên, tốt nhất thì vẫn là bạn nên cai thuốc lá càng sớm càng tốt.

Ung thư buồng trứng

Mặc dù ung thư buồng trứng chỉ chiếm khoảng 3% số ca ung thư ở phụ nữ, nhưng đây là loại ung thư có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 5, và là loại ung thư gây tỷ lệ tử vong nhiều hơn bất cứ loại ung thư nào khác ở hệ sinh sản của phụ nữ. Theo thống kê, trong năm vừa qua, tại Mỹ có khoảng 22.280 phụ nữ được chẩn đoán mới mắc ung thư buồng trứng  và có khoảng 14.240 người trong số này sẽ tử vong vì ung thư buồng trứng. Cũng như các loại ung thư khác, chẩn đoán được ung thư buồng trứng trong giai đoạn đầu sẽ có tiên lượng tốt hơn, nhưng chỉ có khoảng 20% số ca ung thư buồng trứng được phát hiện ở giaiđoạn sớm. Nguyên nhân chủ yếu là vì buồng trứng có kích thước nhỏ và thường có khả năng căng phồng trong khoang ổ bụng và thường sẽ không có triệu chứng gì trong giai đoạn sớm của bệnh. Ung thư buồng trứng thường được chẩn đoán trong giai đoạn 3 hoặc 4 của bệnh.

Ung thư sarcoma

Đây là loại ung thư các mô của cơ thể, ví dụ như mô mỡ, mô cơ, mô da sâu, mô xương hoặc mô đệm mà không có bất cứ triệu chứng sớm nào. Mặc dù đây là một dạng ung thư rất hiếm gặp ở người trưởng thành, chỉ chiếm khoảng 1% tất cả các ca ung thư ở người trưởng thành, nhưng lại là dạng ung thư tương đối phổ biến ở trẻ em, chiếm khoảng 15-20% tổng số ca ung thư ở trẻ em. Vì  trong đa số các trường hợp,  ung thư sarcoma không liên quan đến bề mặt nên các khối u sarcoma thường sẽ phát triển rất lớn rồi mới biểu hiện thành triệu chứng. Ung thư sarcoma không làm thay đổi các thành phần trong máu do vậy không thể phát hiện được bằng xét nghiệm máu ở những người không có nguy cơ, vì thế, khiến loại ung thư này càng khó phát hiện hơn. Sinh thiết là công cụ chẩn đoán duy nhất và việc điều trị thường bao gồm phẫu thuật nếu có thể bởi đa số các phương pháp trị liệu hệ thống khác đều không có hiệu quả.

Ung thư não

Ung thư não và khối u tủy sống thường được tìm da bởi các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện ở người bệnh, tuy nhiên, đó thường là những biểu hiện vào giai đoạn muộn. Nếu một khối u phát triển ở vỏ não vận động, nó có thể gây ra các dấu hiệu dễ nhận biết như yếu tay hoặc chân. Tuy nhiên, nếu khối u não phát triển ở những vùng khác lân cận, thì có thể gây ra rất nhiều triệu chứng khác nhau như tay chân vụng về khi thực hiện các công việc cần vận động tinh, hoặc khó khăn khi nói năng. Người có khối u não cũng có thể biểu hiện những thay đổi rất hỏ về tính cách, chỉ có thể quan sát thấy bởi những người xung quanh gần gũi với người bệnh. Một khó khăn khác trong việc chẩn đoán khối u não là vì triệu chứng phổ biến nhất lại là đau đầu – một triệu chứng thường bị cả bác sỹ và người bệnh không coi trọng. Cho tới hiện nay, vẫn chưa có giải pháp nào giúp sàng lọc phát hiện ung thư não, các loại chẩn đoán hình ảnh như chụp MRI, chụp CT thường rất kém trong chẩn đoán u não. Do vậy, mục tiêu của các bác sỹ chuyên khoa ung thư – thần kinh trong điều trị ung thư não chỉ là bảo toàn chức năng não bộ càng lâu càng tốt và kiểm soát sự phát triển của khối u ung thư.

Ung thư gan

ung thư gan thường không biểu hiện triệu chứng gì cho tới giai đoạn muộn của bệnh do vậy cũng được xếp vào các loại ung thư khó phát hiện. Nếu khối u nhỏ thì cực kỳ khó phát hiện thông qua quy trình khám bệnh thông thường  bởi phần lớn gan bị che phủ bởi xương sườn. Khi gan bắt đầu to ra, khối u thường là đã phát triển ra ngoài gan, nhưng lại vẫn có thể khiến gan đủ nguyên vẹn và khỏe mạnh. Mặc dù vẫn chưa có khuyến nghị nào về xét nghiệm sàng lọc ung thư gan ở những người không co snguy cơ, nhưng bác sỹ có thể sẽ khuyên bạn nên tiến hành xét nghiệm nếu bạn có tiền sử bị bệnh hoặc đã từng nhiễm HPV. Rất nhiều người nghiện rượu bị ung thư gan sau một thời gian dài bị xơ gan hoặc bị các bệnh khác về gan.

Tham khảo thêm bài viết 10 sự thật về bệnh ung thư máu

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Reader's Digest
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm