Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về chụp Xquang

Xquang là một loại xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh đã được sử dụng trong nhiều thập kỉ để hỗ trợ bác sĩ quan sát bên trong cơ thể của bạn mà không cần phải mổ.

Những điều cần biết về chụp Xquang 

Xquang được công bố vào năm 1896 với một hình ảnh bàn tay của nhà giải phẫu học Albert von Köliker. Từ khoảng 100 năm sau, công nghệ Xquang cơ bản này đã trở thành chìa khóa để xác định, chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lí.

Ngày nay có nhiều loại Xquang khác nhau được sử dụng cho những mục đích đặc biệt. Ví dụ như Xquang tuyến vú (chụp mamo) và thụt baryt được sử dụng để xác định các vấn đề về ruột.

Khi nào Xquang được sử dụng?

Bác sĩ có thể chỉ định chụp Xquang nếu họ cần quan sát bên trong cơ thể. Ví dụ như khi muốn:

  • Quan sát khu vực bạn bị đau
  • Giám sát tiến triển của bệnh, ví dụ như bệnh loãng xương
  • Theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị
  • Một số bệnh lí khác cũng có thể cần chụp Xquang như
    • Viêm khớp
    • Tắc mạch
    • Ung thư xương
    • Các khối u vú
    • Bệnh phổi
    • Các vấn đề về tim
    • Gãy xương
    • Nhiễm trùng
    • Vấn đề răng miệng

Nguy cơ

Xquang có sử dụng một lượng nhỏ tia phóng xạ. Ngưỡng phơi nhiễm này được cân nhắc là an toàn cho người lớn. Tuy nhiên, nó không được đánh giá là an toàn đối với sự phát triển của thai nhi. Hãy nói với bác sĩ trước khi tiến hành xét nghiệm nếu bạn đang có thai hoặc nghĩ rằng mình có thể mang thai. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác không sử dụng tia phóng xạ, ví dụ như MRI.

Nếu bạn chụp Xquang vì chấn thương, ví dụ như gãy xương, bạn có thể bị đau hơn khi chụp vì kĩ thuật này yêu cầu điều chỉnh tư thế để có được hình ảnh rõ nét. Nếu bạn cảm thấy lo lắng, bạn có thể yêu cầu bác sĩ cho thuốc giảm đau trước khi chụp.

Bác sĩ sẽ tiêm thuốc cản quang trước một vài loại chụp Xquang để cải thiện chất lượng hình ảnh. Thuốc cản quang thường là iod và có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Phát ban
  • Ngứa
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Có vị kim loại trong miệng

Ở một số trường hợp rất hiếm gặp, thuốc cản quang có thể gây ra phản ứng nghiêm trọng, ví dụ như sốc phản vệ, tụt huyết áp, hoặc ngừng tim.

Chuẩn bị trước khi chụp Xquang

Xquang là một quy trình tiêu chuẩn và hầu hết không cần chuẩn bị gì.

Tùy thuộc vào khu vực cần chụp, bạn có thể cần nới lỏng quần áo, quần áo thoái mái sẽ khiến bạn dễ dàng chuyển động xung quanh. 

Bạn sẽ được hướng dẫn cởi bỏ đồ trang sức hoặc bất kì vật dụng bằng kim loại nào trên cơ thể trước khi chụp Xquang. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cấy ghép bất kì kim loại nào ở những phẫu thuật trước bởi chúng có thể ngăn cản tia X xuyên qua cơ thể.

Nếu xét nghiệm yêu cầu sử dụng thuốc cản quang, bác sĩ có thể tiêm, thụt hoặc cho bạn uống thuốc cản quang trước khi chụp.

Nếu bạn chụp Xquang ruột, bác sĩ có thể sử dụng thuốc để thụt tháo, làm sạch ruột trước khi tiến hành chụp.

Quy trình

Chụp Xquang có thể tiến hành ở khoa chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện, phòng khám răng hoặc các phòng khám đa khoa. Khi bạn đã được chuẩn bị sẵn sàng, kĩ thuật viên sẽ giúp bạn điều chỉnh tư thế để có được hình ảnh tốt nhất.

Kĩ thuật viên sẽ yêu cầu bạn nằm, ngồi, hoặc đứng theo một vài tư thế trong khi chụp. Một số hình ảnh có thể được chụp khi bạn đứng trước một tấm đặc biệt có chứa phim Xquang hoặc cảm biến.

Khi chụp Xquang phổi, bạn sẽ phải nín thở trong khi chụp để lấy được hình ảnh rõ nhất.

Xét nghiệm sẽ kết thúc ngay khi bác sĩ chẩn đoán hình ảnh hài lòng với hình ảnh thu được.

Theo dõi

Sau khi chụp, bạn có thể mặc lại quần áo và hoạt động bình thường.

Các chuyên gia chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ của bạn sẽ thảo luận về tình trạng bệnh. Kết quả chụp sẽ có trong ngày.

Bác sĩ sẽ xem phim và báo cáo của chuyên gia chẩn đoán hình ảnh và xác định nên làm gì tiếp theo. Có thể bạn sẽ cần làm thêm xét nghiệm máu hoặc phương pháp chẩn đoán khác để xác định bệnh và bắt đầu điều trị.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tìm hiểu về chụp cắt lớp vi tính

Bs.Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm