Theo những điều tra dịch bệnh hằng năm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thì các ca bệnh viêm màng não do não mô cầu và do Hib thường có dấu hiệu tăng lên vào mùa xuân.
Đối tượng mắc chủ yếu là trẻ em. Có những trường hợp đến nhập viện đã rất nguy kịch do gia đình thấy những biểu hiện thông thường như cảm cúm nên chủ quan không đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.
Viêm màng não mô cầu (VMNMC) xuất hiện ở tất cả các vùng miền ở nước ta, chủ yếu là miền Bắc, nhất là vào mùa đông xuân và cuối thu đầu đông, do thời tiết lạnh ẩm, đi cùng với mùa của những bệnh truyền nhiễm khác do vi khuẩn và virut.
Ở miền Nam, bệnh ít gặp hơn, số mắc bệnh thường tăng lên vào khoảng tháng 5 tới tháng 7. Bệnh thường gặp ở trẻ em và những người trẻ tuổi sống tập trung ở ký túc xá, trường học hay những khu đông dân cư có đời sống kém vệ sinh.
Bệnh có tỉ lệ tử vong khá cao nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng. Bệnh lây theo đường hô hấp, trong khả năng ít hơn có thể lây nhiễm qua tiếp xúc với bàn tay, vật dụng cá nhân bị nhiễm vi khuẩn từ bệnh phẩm của bệnh nhân.
Sau khi khỏi bệnh, người bệnh có miễn dịch với vi khuẩn màng não cầu đồng týp huyết thanh, tuy nhiên thời gian miễn dịch không dài, có thể 2 - 3 năm, người đó vẫn có thể tái nhiễm hoặc nhiễm một týp vi khuẩn khác.
Sau khi xâm nhập vào tế bào đường hô hấp trên, gây ra tình trạng viêm mũi họng, người bệnh ho, sốt cao, đau cơ, đau đầu, buồn nôn, có thể bị co giật, giảm trương lực cơ, có biểu hiện của liệt chi, mặt, tri giác giảm... Từ đường hô hấp trên vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào máu qua hệ bạch huyết, vào khoang não tuỷ hoặc một số cơ quan khác như khớp, màng tim... gây viêm, đau ở các cơ quan này.
Tùy vị trí xâm nhập, độc lực của vi khuẩn cũng như sức đề kháng của cơ thể mà dẫn đến viêm mũi họng nhẹ tới nhiễm khuẩn huyết đơn thuần hoặc kịch phát gây tử vong. Tỷ lệ tử vong của VMNMC từ 5 - 10% số mắc, để lại nhiều di chứng nặng nề về thần kinh, thẩm mỹ.
Đối với bệnh viêm màng não mủ (Hib) thường gặp ở trẻ từ 2 - 5 tuổi. Bệnh thường xảy ra ở thể bán cấp hoặc có thể đột ngột với các triệu chứng chủ yếu như sốt trên 38oC, nôn, ngủ lịm, thóp phồng ở trẻ nhỏ hoặc cứng gáy ở trẻ lớn hơn, trẻ có thể bị kích thích vật vã, co giật từng cơn. Tỷ lệ tử vong của Hib là từ 3 - 8% ở các nước phát triển, còn ở những nước nghèo có thể lên tới 40%.
Hib lây qua đường hô hấp, vi khuẩn xâm nhập qua mũi họng. Nguồn lây bệnh chính là người bệnh và người lành mang bệnh, tỷ lệ người lành mang vi khuẩn là 80% ở trẻ em và 20% ở người lớn. Hib có thể xuất hiện quanh năm song tỷ lệ mắc cao nhất vào mùa đông xuân, đặc biệt là thời tiết ẩm ướt.
Phát hiện sớm sẽ cho kết quả điều trị tốt
Hai căn bệnh này đều đáp ứng tốt điều trị bằng kháng sinh mạnh, tuy nhiên nếu phát hiện bệnh quá muộn thì tỷ lệ tử vong sẽ cao hoặc để lại nhiều di chứng về phát triển thần kinh như bị liệt toàn thân, bại não, méo tiếng, chân tay khoèo, có những trẻ vẫn phát triển trí tuệ được nhưng do hình dạng bất thường nên sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi lớn lên và hạn chế sự hoà nhập cộng đồng.
Những hy vọng từ vắc-xin: Các biện pháp phòng bệnh quan trọng vẫn là giữ vệ sinh thân thể và mũi họng sạch sẽ, giữ vệ sinh môi trường thường xuyên thông thoáng, nhiều ánh sáng, cần duy trì vệ sinh răng miệng, hầu, họng. Khi bị viêm đường hô hấp trên có biểu hiện bệnh cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế.
Hiện nay đã có vắc-xin phòng VMNMC týp A và C, nhưng thời gian bảo vệ thấp ( 2 - 3 năm) và giá thành cao nên các chuyên gia dịch tễ chỉ khuyến cáo dùng cho những người đang sống trong vùng đang có nguy cơ dịch bệnh.
Còn đối với vắc-xin phòng Hib đã có mặt ở nước ta nhiều năm qua, song cả hai vắc-xin phòng bệnh này đều chưa được miễn phí trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, và giá thành còn cao so với thu nhập của nhiều gia đình (khoảng 500.000đ cho 2 mũi vắc-xin Hib), vắc-xin này chỉ định cho trẻ từ 2 tháng tuổi và mũi 2 cách mũi 1 là 2 tháng.
Việt Nam cũng chưa tự sản xuất được vắc-xin này, do đó cơ hội được tiếp cận là rất ít với những gia đình nghèo. Tin vui cho những trẻ em là dự kiến đến tháng 7/2009, sẽ có vắc-xin 5 trong 1 dùng miễn phí trong Tiêm chủng mở rộng, vắc-xin Hib là một trong số đó.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.
Ít ai biết rằng, táo không chỉ là loại quả bổ dưỡng mà còn đóng vai trò giúp cải thiện ham muốn tự nhiên. Vậy bằng cách nào và chúng có những dưỡng chất gì tốt cho “chuyện ấy”? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về những thay đổi ở âm đạo mà phụ nữ có thể gặp phải sau khi sinh con và đưa ra những lời khuyên hữu ích để việc phục hồi sau sinh trở nên dễ dàng hơn.
Viêm tai là một tình trạng khá phổ biến, đặc biệt ở trẻ em. Mặc dù có thể tự điều trị tại nhà cho một số trường hợp nhẹ, nhưng việc hiểu rõ những gì nên và không nên làm là rất quan trọng để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Trước và trong quá trình mang thai, chị em cần bổ sung một số vi chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh chế độ ăn uống, bà bầu còn cần sự hỗ trợ của thực phẩm chức năng và viên uống vitamin tổng hợp.
Không khí lạnh kéo đến mang theo nhiều nguy cơ đối với sức khỏe tim mạch. Các cơn huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim...có khả năng bột phát, nhất là những người cao tuổi hoặc người có các bệnh lý nền. Để phòng ngừa những rủi ro liên quan và có một mùa đông ấm cúng bên cạnh gia đình, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu một số lưu ý quan trọng về bệnh tim mạch trong bài viết dưới đây nhé!
“Carcinogen” là tác nhân có khả năng gây ung thư. Đây là những chất có thể làm thay đổi cấu trúc DNA hoặc quá trình phân chia tế bào, dẫn đến sự phát triển không kiểm soát của các tế bào và hình thành khối u ác tính. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các tác nhân gây ung thư phổ biến trong bài viết dưới đây.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng với người viêm amidan. Vậy bị viêm amidan nên ăn và kiêng thực phẩm gì để chóng khỏi bệnh?