Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự thật về chứng rung nhĩ và suy tim

Có một mối liên quan rất mật thiết giữa chứng rung nhĩ và suy tim - mắc một bệnh sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh còn lại. Hãy cân nhắc đến những điều dưới đây và học cách làm thế nào để giảm các nguy cơ của bạn.

Rung nhĩ có thể sẽ dẫn đến các biến những nghiêm trọng, và đáng chú ý nhất là suy tim – một tình trạng ảnh hưởng đến khoảng 5,7 triệu người Mỹ, theo thống kê của CDC. Khái niệm “suy tim” được định nghĩa là tình trạng suy yếu của tim, khiến tim không thể bơm máu tốt và không thể cung cấp đủ lượng máu mà cơ thể cần. Suy tim sẽ khiến bạn mệt mỏi, khó thở và do vậy, bạn khó có thể thực hiện được các hoạt động thường ngày, ví dụ như đi bộ hoặc leo cầu thang.

Rung nhĩ không chỉ làm tăng nguy cơ suy tim, mà còn có thể khiến tình trạng suy tim nặng hơn, theo một nghiên cứu được xuất bản tháng 1 năm 2017 trên JACC Heart Failure. Dưới đây là 9 điều quan trọng bạn cần biết về rung nhĩ và suy tim:

Rung nhĩ có thể dẫn đến suy tim vì tim của bạn phải làm việc vất vả hơn

Nếu bạn bị rung nhĩ, tim của bạn sẽ đập một cách không bình thường. Thay vì các nhịp đập mạnh thường xuyên, tim của bạn sẽ đập không đều đặn và đập kém hiệu quả hơn. Theo thời gian, tình trạng này sẽ làm tim bạn yếu đi và dần dần trở nên to hơn, sau đó sẽ dẫ đến bị suy. Những người bị rung nhĩ sẽ có nguy cơ suy tim cao hơn gấp 3 lần, theo như một báo cáo trên tạp chí Circulation vào tháng 12 năm 2014.

Khó thở, mệt mỏi và sưng phù ở mắt cá, bàn chân, cẳng chân hoặc bụng có thể là triệu chứng của suy tim

Khi bị rung nhĩ, bạn có thể có hoặc không có các triệu chứng. Các triệu chứng rung nhĩ phổ biến thường bao gồm: mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở, lú lẫn và chóng mặt.

Nếu tình trạng rung nhĩ không được kiểm soát tốt, một phần lưu lượng máu sẽ chảy ngược trở lại tim và phổi, và dẫn đến tình trạng suy tim. Triệu chứng suy tim bao gồm tăng khó thở, mệt mỏi và sưng phù do tích tụ dịch trong các mô.

Tăng huyết áp, tiểu đường và béo phì là các yếu tố nguy cơ của tình trạng suy tim

Các yếu tố nguy cơ chung của tình trạng rung nhĩ và suy tim bao gồm tăng huyết áp, bệnh mạch vành, các bất thường về van tim, bệnh tiểu đường, tuổi cao, rối loạn khi ngủ và béo phì.

Những yếu tố nguy cơ chung này lý giải tại sao việc bị rung nhĩ sẽ làm tăng nguy cơ suy tim. Ngược lại, bị suy tim cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng rung nhĩ.

Thuốc giúp tim bạn đập bình thường trở lại có thể giúp kiểm soát tình trạng suy tim

Các thuốc được sử dụng để làm tim đập chậm lại khi bạn bị rung nhĩ được gọi là các thuốc kiểm soát tốc độ. Những thuốc khiến tim bạn đập giống bình thường hơn được gọi là các thuốc kiểm soát nhịp. Cả 2 loại thuốc này đề có thể giúp kiểm soát cả các triệu chứng suy tim lẫn các triệu chứng rung nhĩ bởi chúng làm cho tim bạn hoạt động hiệu quả hơn.

Một thủ thuật gọi là cắt đốt (ablation) có thể sẽ giúp dự phòng tình trạng suy tim

Có rất nhiều nghiên cứu đã nhận thấy có những sự cải thiện trong tình trạng suy tim ở những người bị rung nhĩ sau khi tiến hành thủ thuật đặt ống thông cắt đốt (catheter ablation). Thủ thuật cắt đốt bao gồm việc đặt một ống dài, đàn hồi gọi là ống catheter vào tim thông qua một một động mạch ở chân hoặc cánh tay. Năng lượng sóng vô tuyến điện sẽ được truyền thông qua ống này để phá hủy một vùng nhất định ở tim (vùng gây ra nhịp tim bất thường trong chứng rung nhĩ).

Kể cả khi đã kiểm soát được tình trạng rung nhĩ, vẫn cần phải thực hiện biện pháp dự phòng suy tim

Nếu bạn không bị rung nhĩ hoặc nếu chứng rung nhĩ được kiểm soát tốt, bạn vẫn có thể phát triển bệnh suy tim. Bởi các tình trạng khác, ví dụ như bệnh mạch vành, tăng huyết áp và tiểu đường cũng có thể dẫn đến tình trạng suy tim. Do vậy, bạn cần thường xuyên liên lạc với bác sỹ để có thể dự phòng hoặc kiểm soát được các tình trạng trên.

Đồng thời, hãy thực hiện các khuyến cáo của bác sỹ về lựa chọn lối sống lành mạnh để giúp bạn giảm nguy cơ suy tim.

Không hút thuốc lá, thường xuyên luyện tập thể thao và duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp dự phòng cả suy tim và rung nhĩ

Không hút thuốc sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bị suy tim và rung nhĩ của bạn. Duy trì cân nặng hợp lý và thường xuyên luyện tập cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ để bỏ thuốc. Nếu bạn bị thừa cân, hãy lập kế hoạch giảm cân với sự hỗ trợ của bác sỹ. Kể cả chỉ luyện tập thể thao trong thời gian ngắn cũng đem lại lợi ích cho trái tim và giúp giảm nguy cơ suy tim.

Một chế độ ăn lành mạnh có thể giúp làm giảm nguy cơ suy tim

Một chế độ ăn lành mạnh trong việc dự phòng suy tim bao gồm rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám  và protein ít béo.

Các loại thực phẩm nên tránh bao gồm: đồ ăn giàu chất béo, đồ ăn có bổ sung thêm đường và đường tinh luyện, ví dụ như bánh mỳ trắng, gạo và pasta. Những loại ngũ cốc này sẽ được tiêu hóa nhanh hơn, làm tăng lượng đường trong cơ thể và không tốt cho sức khỏe trái tim.

Không sử dụng quá nhiều rượu và muối cũng giúp dự phòng nguy cơ suy tim

Uống quá nhiều rượu có thể là nguyên nhân gây rung nhĩ và bất cứ điều gi gây ra chứng rung nhĩ cũng có thể làm tăng áp lực lên trái tim của bạn. Uống rượu với lượng vừa phải có thể giúp bảo vệ trái tim của bạn. Chế độ ăn nhiều muối cũng làm tăng áp lực lên tim  bởi muối sẽ làm nhiều dịch tích tụ trong cơ thể hơn. Do vậy, hãy hạn chế ăn đồ ăn mặn và nên cắt giảm lượng muối trong chế độ ăn của bạn.

Thông tin thêm về chứng rung nhĩ tại bài viết 7 mối nguy hại tiềm ẩn với chứng rung nhĩ

Bình luận
Tin mới
  • 30/10/2024

    Làm thế nào để giữ cho gan của bạn khỏe mạnh?

    Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.

  • 29/10/2024

    Giảm cortisol bằng loại thức uống quen thuộc

    Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.

  • 29/10/2024

    Có bao nhiêu calo trong quả bơ?

    Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 29/10/2024

    Chuyên gia cảnh báo: tác động nghiêm trọng đến sức khỏe do biến đổi khí hậu đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và người già

    Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.

  • 29/10/2024

    Chăm sóc giảm nhẹ rất cần thiết cho người cao tuổi

    Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.

  • 28/10/2024

    Dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nguy cơ đột quỵ

    Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.

  • 28/10/2024

    Áp dụng quy tắc 3-2-1 để ngủ ngon

    Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.

  • 28/10/2024

    Cách chống say tàu xe hiệu quả

    Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.

Xem thêm