Rất nhiều phụ nữ và cả một số bác sỹ cho rằng, nếu họ gầy và không hút thuốc thì nguy cơ bị bệnh tim mạch của họ sẽ rất thấp, tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Dưới đây là những điều bạn cần biết thêm để giữ trái tim của mình luôn khỏe mạnh.
#1: Kể cả những phụ nữ gầy cũng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Thừa cân hoặc béo phì là yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh tim mạch. Nhưng cũng có rất nhiều phụ nữ gầy và vẫn bị tăng huyết áp hoặc mỡ máu cao. Nguyên nhân đôi khi là do yếu tố về di truyền chứ không phải do cân nặng của bạn. Nếu trong gia đình bạn có tiền sử bị tăng huyết áp hoặc mỡ máu cao thì bạn cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Bạn có thể vẫn có chỉ số khối cơ thể BMI ở mức bình thường nhưng lại có lượng mỡ nội tạng cao (là lượng mỡ được lưu giữ rất sâu bên trong ổ bụng, nằm gần các cơ quan như gan, tụy và ruột non). Loại mỡ này được cho là đặc biệt nguy hiểm vì nó tiết ra cytokine – một chất gây viêm rất độc cho trái tim. Một nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng những người có lượng mỡ nội tạng tăng cao trong vòng 6 năm sẽ có nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch hơn, ví dụ như tăng huyết áp, tăng triglyceride trong máu, so với những người có lượng mỡ nội tạng ở mức độ ổn định.
Trên thực thế, một số chuyên gia tim mạch còn cho rằng, không nên sử dụng chỉ số BMI để đánh giá nguy cơ bệnh tim mạch, thay vào đó, nên đo lường lượng mỡ nội tạng. Cách duy nhất để đo lường lượng mỡ nội tạng là thông qua việc chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ ổ bụng nhưng những kỹ thuật này lại thường không được sử dụng để đo lượng mỡ nội tạng. Bạn có thể đo vòng hông của mình để suy ra lượng mỡ nội tạng. Vòng hông trên 89cm được coi là có nguy cơ bệnh tim mạch cao.
#2: Trầm cảm không tốt cho sức khỏe trái tim
Phụ nữ trung niên bị trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn, theo kết quả của một nghiên cứu tháng 10 năm 2016. Cô đơn và cô lập xã hội cũng có liên quan đến việc tăng 29% nguy cơ nhồi máu cơ tim. Có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để lý giải cho việc này. Cả 2 tình trạng này đều làm tăng lượng hormone stress, ví dụ như cortisol và adrenaline, và việc này có thể làm tăng huyết áp cũng như làm tăng tình trạng viêm của cơ thể.
Ngoài ra, những người bị cô đơn và/hoặc trầm cảm sẽ ít quan tâm chăm sóc đến sức khỏe của mình hơn: ví dụ như không ăn uống đầy đủ, ít luyện tập và ít uống thuốc hơn, trong khi có thể lại hút thuốc và uống rượu nhiều hơn. Bác sỹ có thể sẽ kiểm tra tình trạng trầm cảm của bạn trong các đợt khám sức khỏe định kỳ hoặc bạn cũng có thể tự nhận thấy các triệu chứng trầm cảm của mình như cảm thấy buồn, lo lắng hoặc dễ bị kích động, khó ngủ và khó tập trung kéo dài trên 2 tuần.
#3: Sức khỏe của bạn trong thai kỳ có thể là một dấu hiệu
Khi mang thai, bạn có bị tăng huyết áp, tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ hay không? Kể cả khi những dấu hiệu này biến mất sau khi bạn sinh em bé, thì bạn vẫn có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn. Theo một nghiên cứu xuất bản tháng 6 trên tạp chí Hypertension, phụ nữ mang thai dù chỉ bị tăng nhẹ huyết áp trong thai kỳ cũng có nguy cơ cao mắc phải các hội chứng chuyển hóa sau khi sinh. Hội chứng chuyển hóa là sự phối hợp rất nhiều yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, bao gồm vòng hông lớn, lượng cholesterol tốt HDL thấp, tăng triglyceride, tăng đừơng huyết và tăng huyết áp.
Nếu bạn đã từng mắc phải một trong số các tình trạng trên đây trong khi mang thai, thì hãy đảm bảo rằng bác sỹ chăm sóc bạn cũng biết điều này và thường xuyên thăm khám, sàng lọc nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho bạn.
#4: Giấc ngủ đóng một vai trò quan trọng
Thiếu ngủ sẽ làm tăng lượng hormone cortisol và chất gây viêm cytoline – cả 2 chất này sẽ kích thích sự phát triển của bệnh tim mạch bằng việc tăng huyết áp và tăng lượng đường huyết. Trên thực tế, những người ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm có lượng canxi lắng đọng trong động mạch vành cao hơn 50% - một dấu hiệu chỉ báo sớm của bệnh tim mạch, so vớinhững người ngủ đủ 7 tiếng mỗi đêm.
Tuy nhiên, ngủ quá nhiều cũng là một vấn đề. Những người ngủ nhiều hơn 9 tiếng một đêm sẽ có lượng canxi lắng đọng cao hơn 72% so với những người ngủ 7 tiếng. Vấn đề không chỉ nằm ở số giờ bạn ngủ mà còn nằm ở chất lượng giấc ngủ. Những người ngủ kém, ngủ không ngon giấc sẽ có lượng canxi lắng đọng trọng động mạch cao hơn 20% so với những người ngủ sâu và ngon giấc. Do vậy, nếu bạn dành rất nhiều thời gian để ngủ nhưng lại không thể ngủ ngon được, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ để đến gặp một chuyên gia chuyên điều trị các bệnh liên quan đến giấc ngủ.
#5: Gần một nửa số trường hợp nhồi máu cơ tim diễn ra thầm lặng
Khoảng 45% số trường hợp ngồi máu cơ tim chỉ có các triệu chứng nhẹ và thường không được nhận ra. Các nhà nghiên cứu đã phân tích bệnh án của 9500 người thuộc độ tuổi trung niên người Mỹ, trong đó có hơn một nửa là phụ nữ và thấy rằng: trong khoảng thời gian trung bình là 9 năm, chỉ có 386 phụ nữ bị nhồi máu cơ tim là có các triệu chứng lâm sàng rõ rệt, có tới 317 phụ nữ bị cơn nhồi máu cơ tim âm thầm, tức là chỉ được chẩn đoán nhồi máu cơ tim sau khi sự việc đã diễn ra thông qua việc làm điện tâm đồ. Còn bản thân người bệnh không nghĩ là mìn bị bệnh.
Do vậy, lời khuyên là, nếu bạn có các yếu tố nguy cơ (ví dụ như có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch ở lứa tuổi trẻ, bị tăng huýet áp, tăng mỡ máu hoặc bị tiểu đường typ 2) và bạn bỗng nhiên có các triệu chứng bất thường như khó thở, đau lung, đau hàm, buồn nôn hoặc mệt mỏi, bạn nên tới khám bác sỹ.
#6: Bạn càng có thân hình cân đối ở tuổi 40 thì càng tốt
Những phụ nữ có thân hình cân đối ở độ tuổi trung niên sẽ có nguy cơ bị đột quỵ sau tuổi 65 ít hơn khoảng 37% so với những người không có thân hình cân đối. Luyện tập thể thao là một trong số những điều tốt nhất bạn có thê rlàm để dự phòng và chống lại các bệnh tim mạch. Những người bị bệnh mạch vành thường xuyên luyện tập thường sẽ có thể phát triển một cầu dẫn nhỏ để máu có thể đi qua được vị trí mạch bị tắc.
Bạn cũng nên nhớ rằng, không bao giờ quá muộn để luyện tập cả. Những người bắt đầu luyện tập ở tuổi 45 với mức độ tương đương 150 phút luyện tập cường độ trung bình hoặc 75 phút cường độ cao mỗi tuần sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đi khoảng 22%.
#7: Đừng ngại ăn chất béo
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, loại chất béo bạn tiêu thụ sẽ quan trọng hơn lượng chất béo bạn tiêu thụ. Khi nghĩ về bệnh tim mạch, nếu bạn thay thế chất béo bão hòa bằng đường tinh chế thì sẽ chẳng có tác dụng gì cả. Nhưng nếu bạn thay bằng chất béo không bão hòa, thì nguy cơ bị bệnh tim mạch của bạn có thê rgiảm đi khoảng 25%.
Một nghiên cứu khác thấy rằng, những người thực hiện chế độ ăn kiểu Địa Trung Hai (chế độ ăn tập trung vào việc tiêu thụ chất béo thực vật) sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch thấp hơn, cho dù họ có tiêu thụ bao nhiêu chất béo thực vật đi nữa. Do vậy, bạn có thể đặt mục tiêu tiêu thụ nhiều chất béo từ các loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đơn và không bão hoàn đa ví dụ như trái bơ, các loại hạt và các loại cá béo.
#8: Các dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua
Theo thống kê, có khoảng 38.000 phụ nữ người Mỹ dưới 50 tuổi bị nhồi máu cơ tim mỗi năm. Nhưng các vấn đề về tim mạch rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, ví dụ như tình trạng khó tiêu hoặc hoảng sợ. Bạn nên coi chưng những dấu hiệu sau đây, và nếu nghi ngờ thì bạn nên gọi cấp cứu:
Buồn nôn/nôn mửa (đặc biệt là nếu tình trạng buồn nôn đi kèm với các triệu chứng liên quan đến tim mạch khác ví dụ như khó thở, vã mồ hôi lạnh hoặc đau ngực).
#9: Biết các chỉ số của bản thân mình
Các chỉ số sức khỏe ở ngưỡng quá cao hoặc quá thấp có thể cho thấy rằng bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc mắc hội chứng chuyển hóa – và sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn. Dưới đây là những chỉ số bạn cần biết:
Cholesterol
Huyết áp
Dưới 120/80 mmHg
Số ở trên là huyết áp tâm thu, tức là huyết áp trong động mạch khi tim đập. Số ở dưới là huyết áp tâm trương, tức là huyết áp giữa các lần tim đập
BMI
Dưới 25
Thừa cân sẽ làm tim phải hoạt động nhiều hơn, làm tăng áp lực và tăng lượng cholesterol trong máu. Chỉ số BMI được tính bằng công thức: cân nặng (kg)/chiều cao (m) bình phương.
Vòng hông
Dưới 89cm
Kể cả khi bạn có chỉ số BMI bình thường nhưng có vòng hông lớn thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn.
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.