Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhận biết rối loạn tuyến giáp bằng 8 câu hỏi đơn giản

Có thể bạn chưa biết, tuyến giáp có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Tuy nhiên, những biểu hiện của suy giảm chức năng tuyến giáp lại rất mơ hồ và dễ bị nhầm lẫn.

Tuyến hình con bướm này nằm ở cổ, sử dụng Iot và chuyển hóa thành các hormon của tuyến giáp. Điều này rất quan trọng vì mọi mô và tế bào nhạy cảm với các hormon này. Hormon tuyến giáp ảnh hưởng mọi thứ từ chuyển hóa đến chức năng nhận thức, đến thân nhiệt, đến mức độ năng lượng. Nhưng cứ 1 trên 8 phụ nữ có cơ quan này bị rối loạn, sản sinh quá nhiều hoặc quá ít hormon tuyến giáp, dựa theo kết quả của Hội tuyến giáp Hoa Kỳ.

Trong khi các chuyên gia không khẳng định chính xác nguyên do rối loạn tuyến giáp (mặc dù gen, bệnh tự miễn và stress có thể đóng một vai trò nhất định), tối thiểu 30 triệu người Mỹ - phần lớn trong số họ là phụ nữ - bị rối loạn tuyến giáp, và một nửa trong số họ chưa được chẩn đoán – theo kết quả của Hội nội tiết lâm sàng Hoa Kỳ. Đó là vì chúng ta dễ coi nhẹ các triệu chứng như là dấu hiệu của stress và lão hóa thông thường.

Nếu bạn trả lời có với nhiều hơn một câu hỏi dưới đây, hãy đi khám hoặc làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng hormon tuyến giáp. Bác sĩ có thể gợi ý các lựa chọn điều trị phù hợp.

1. Bạn có thấy kiệt sức dù bạn ngủ nhiều bao lâu đi chăng nữa không?

Hormon tuyến giáp kích thích não bộ, vì vậy khi nồng độ quá ít trong máu – tình trang này gọi là suy giáp trạng – các chức năng trong cơ thể bị chậm lại, khiến bạn cảm thấy chậm chạp, mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng dể hoạt động.

Tâm trạng của bạn cũng bị ảnh hưởng, vì hormon tuyến giáp sản sinh quá ít có thể giảm nồng độ serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác hưng phấn trong não. Và bạn có thể bắt đầu quên chìa khóa để ở đâu, vì hồi hải mã (vùng trí nhớ của não) cần hormon tuyến giáp để hoạt động.  

2. Thay vào đó, bạn có cảm thấy như vừa uống ba ly rượu không? 

Cảm thấy hưng phấn quá độ hoặc bồn chồn có thể là dấu hiệu của việc tuyến giáp bị rối loạn theo hướng khác, tiết ra quá nhiều hormon.

3. Bạn có cảm thấy quần áo trở nên chật chội không?

Tuyến giáp bị suy có thể làm chậm quá trình chuyển hóa. Khi cơ thể chuyển hóa ít calo thành năng lượng hơn, bạn có thể bị tăng cân. Thêm vào đó, cơ thể bạn có thể bị phù, giũ nước vì thận của bạn cũng bị giảm tốc độ đào thải nước.

Nhưng nếu tuyến giáp của bạn hoạt động với tốc độ nhanh, bạn có thể sụt cân mặc dù vẫn giữ nguyên lượng thực phẩm tiêu thụ.

4. Có vấn đề với kinh nguyệt?

Kinh nguyệt dài hơn, bất thường và nhiều máu hơn có thể do thiếu hormon tuyến giáp. Suy giáp có liên quan đến nồng độ prolactin cao, một hormon chủ yếu có nhiệm vụ kích thích sản xuất sữa sau sinh, nhưng đồng thời cũng điều hòa chu kì kinh nguyệt của bạn. Khi cường giáp trạng, hormon tăng vọt có thể khiến chu kì của bạn dài hơn (vì vậy chu kì của bạn sẽ cách xa nhau và kinh nguyệt sẽ ngắn hơn) và ra máu ít hơn.

5. Trống ngực đập thình thịch?

Bạn có thể cảm thấy trống ngực thình thịch nếu thừa hormon tuyến giáp khiến tim không đập theo nhịp bình thường vì các mô của bạn đòi hỏi nhiều máu giàu oxy hơn. Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tim. Bạn có thể nhận thấy điều này ở ngực hoặc các điểm bắt mạch khác (cổ họng hoặc cổ tay).

6. Bạn có toát mồ hôi nhiều – hoặc cảm thấy ớn lạnh không?

Khi tuyến giáp hoạt động quá đà, chuyển hóa tăng lên khiến bạn ra mồ hôi nhiều. Khi năng suất của tuyến giáp dưới mức bình thường, cơ thể sẽ cố gắng bảo toàn thân nhiệt bằng cách hạn chế máu đến da, khiến bạn cảm thấy lạnh ngay cả trong ngày ấm.

7. Rối loạn khi đại tiện

Suy giáp có thể làm cơ ruột nhu động chậm hơn làm ảnh hưởng việc co cơ để vận chuyển phân, khiến bạn táo bón. Ở thái cực ngược lại, cường giáp có thể gây ra điều trái ngược, tức tiêu chảy.

8. Da và móng của bạn có khô không?

Chuyển hóa chậm có thể làm giảm mồ hôi tiết ra. Khi không đủ độ ẩm, da có thể khô và nứt nẻ, móng trở nên giòn.

Hãy chú ý đến những biểu hiện kể trên và đi khám nếu bạn cảm thấy suy nghĩ, lo lắng về tình trạng này

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Suy giáp và cường giáp có gì khác nhau?

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Womenshealthmag
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

Xem thêm