Chảy máu tiêu hóa là hiện tượng máu chảy ra khỏi mạch máu, mà mạch máu ấy lại nằm trong ống tiêu hóa. Đây là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa. Nếu như chảy máu đường tiêu hóa trên với biểu hiện chủ yếu là nôn ra máu làm cho mọi người lưu tâm và chữa trị kịp thời thì với chảy máu đường tiêu hóa dưới đôi khi rất âm thầm khiến người bệnh dễ chủ quan. Chảy máu tiêu hóa dưới được định nghĩa là chảy máu đường tiêu hóa có nguồn gốc từ góc Treitz xuống tận hậu môn.
Chảy máu từ ruột non
Có nhiều nguyên nhân gây chảy máu ở ruột non, thông thường chảy máu ở ruột non là một trong các bệnh lý khó phát hiện nhất.
Viêm ruột xuất huyết: Thường xuất hiện khi bị nhiễm khuẩn các vi khuẩn gây bệnh bằng nội độc tố như E.Coli có nhóm huyết thanh 0 157-H7. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là tình trạng nhiễm khuẩn nặng, đau bụng, tiêu chảy, phân có máu tươi hoặc màu đỏ sẫm. Bệnh nhân có thể có tình trạng mất nước, nhiễm khuẩn, nhiễm độc và chảy máu. Điều trị chủ yếu là kháng sinh mạnh, bù nước và điện giải, nếu cần có thể phải truyền máu.
Bệnh Scholein Henoch: Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, hiện đang nghĩ nhiều đến nguyên nhân miễn dịch dị ứng. Bệnh thường xảy ra ở người trẻ tuổi. Bệnh có nhiều thể, với thể tổn thương tiêu hóa, biểu hiện chủ yếu là tình trạng nhiễm khuẩn với sốt, đau khớp, đau bụng, đại tiện phân máu thường là tươi hoặc đỏ bầm. Điều trị cần phối hợp corticoid.
Thương hàn: Ngoài những triệu chứng của bệnh cảnh thương hàn, biến chứng chảy máu thường xảy ra sau 1-2 tuần do biến chứng loét ruột, có thể kèm theo biến chứng thủng ruột. Bệnh nhân đau bụng, đại tiện phân có màu đỏ gạch hoặc đỏ sẫm. Ngoài điều trị chảy máu cần chú ý điều trị thương hàn.
Viêm ruột xuất huyết hoại tử: Đây là một cấp cứu nội - ngoại khoa. Bệnh cảnh thường là nặng nếu xảy ra ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng là tình trạng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốt cao 40 - 41oC. Đau và trướng bụng, đại tiện phân đen mùi thối khắm. Điều trị bằng kháng sinh, truyền dịch, cân nhắc điều trị ngoại khoa khi có biến chứng.
Bệnh Crohn: Thường gặp là tổn thương vùng hồi manh tràng với đau bụng, đại tiện phân lỏng từng đợt kèm theo sốt, máu lắng tăng. Biến chứng chảy máu thường gặp vào giai đoạn 2 hoặc 3 của bệnh với tổn thương loét hoặc rò thủng vách ruột. Điều trị bằng kháng sinh, corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.
Loét túi thừa Meckel: Đây là bệnh cảnh hiếm gặp, chẩn đoán lâm sàng rất khó. Bệnh có thể chảy máu từng đợt tự ngừng, có thể kèm theo sốt hoặc không, khám vùng hố chậu phải có thể đau.
Lồng ruột: Thường là lồng hồi - hồi tràng hoặc hồi - manh tràng, bệnh thường xảy ra ở những trẻ em bụ bẫm 8-9 tháng tuổi có yếu tố thúc đẩy như sau tiêu chảy. Khởi bệnh với đau bụng từng cơn sau đó có dấu hiệu tắc ruột và đại tiện phân nhầy máu. Điều trị chủ yếu bằng ngoại khoa để cắt bỏ khối lồng ruột và cầm máu.
Ngoài ra còn có thể gặp chảy máu ruột non từ các nguyên nhân hiếm gặp khác như: lao ruột, ung thư ruột non, hoặc chảy máu từ ruột non trong bệnh lý chảy máu toàn thể như trong sốt xuất huyết, bệnh bạch cầu cấp...
Chảy máu từ đại tràng
Loét túi thừa Meckel.
|
Là loại chảy máu thường gặp trong chảy máu tiêu hóa thấp. Do đặc điểm vị trí chảy máu thấp, nếu có tổn thương vùng trực tràng hậu môn sẽ kích thích đại tiện làm tăng số lần đi đại tiện, do đó lâm sàng thường có hội chứng lỵ hoặc giả lỵ và phân có màu đỏ tươi.
Lỵ trực trùng: Thường xảy ra ở trẻ em có yếu tố dịch tễ kèm theo. Lâm sàng có hội chứng nhiễm khuẩn có thể nhiễm độc với sốt cao, đau quặn bụng dữ dội, đại tiện nhiều lần (15-20 lần/ngày), kèm mót rặn và đau hậu môn. Phân lỏng, rất ít hoặc chỉ toàn máu, màu đỏ như máu cá hoặc nước rửa thịt. Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu, bù nước và điện giải, vitamin và các thuốc băng se niêm mạc.
Lỵ amíp: Bệnh cảnh lâm sàng thường nhẹ với sốt nhẹ, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và vùng hạ vị; đại tiện phân nhầy máu, thường máu chỉ dính quanh phân có màu đỏ tươi, kèm mót rặn và đau hậu môn sau đại tiện. Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu, thường là nhóm metronidazol hoặc nhóm quinolon.
Ung thư đại tràng: Là bệnh lý thường gây chảy máu tiêu hóa thấp ở người già. Tùy theo vị trí ung thư đại tràng phải hay trái mà có những biểu hiện khác nhau. Ung thư đại tràng phải thường kèm theo đại tiện phân lỏng và máu đỏ sẫm. Ung thư đại tràng trái thường có dấu hiệu táo bón, đại tiện phân máu tươi. Còn ung thư trực tràng hậu môn thường kèm theo dấu hiệu kích thích đại tiện nhiều lần hoặc nhiều khi chảy máu hậu môn một cách tự nhiên. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào chụp nhuộm đại tràng baryt hoặc nội soi sinh thiết đại tràng. Điều trị chủ yếu bằng phát hiện sớm để cắt bỏ khối u, cầm máu.
Viêm loét đại trực tràng chảy máu: Bệnh thường xảy ra ở phụ nữ trẻ, với biểu hiện từng đợt bao gồm sốt, đau khớp, đau quặn bụng dọc khung đại tràng và đại tiện ra máu, thường là máu tươi. Điều trị đáp ứng với corticoid và các thuốc ức chế miễn dịch khác.
Bệnh Crohn đại - trực tràng: Có thể kèm theo tổn thương Crohn ở các phần khác của ống tiêu hóa nhất là vùng hồi manh tràng. Bệnh có tính chất xảy ra từng đợt với sốt, máu lắng tăng, thương tổn đại tràng dài hoặc nhiều đoạn. Điều trị kết hợp nhóm kháng sinh, corticoid và ức chế miễn dịch.
Trĩ nội: Là do vỡ hoặc viêm nhiễm khuẩn búi trĩ, chủ yếu là máu tươi, có thể chảy thành tia hoặc giọt. Điều trị bằng các thuốc đặc hiệu trĩ hoặc chích xơ thắt hoặc phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
Polyp đại tràng: Thường chảy máu từng đợt, do viêm loét nhiễm khuẩn các polyp. Chẩn đoán bằng chụp baryt đại tràng hoặc nội soi. Điều trị bằng đốt điện hoặc cắt bỏ qua nội soi.
Tóm lại, biểu hiện chảy máu đường tiêu hóa dưới rất đa dạng, có nhiều nguyên nhân, dễ làm người bệnh chủ quan. Vì vậy mỗi người cần có ý thức tự bảo vệ mình, nếu có biểu hiện bất thường nên tới khám sớm ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.