Tuy nhiên, các loại thuốc này lại không có hiệu quả với tất cả mọi người. Kể cả nếu bạn đã từng uống thuốc ức chế bơm proton và có đáp ứng tốt, thì bạn cũng có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng trở lại theo thời gian, khi tình trạng ợ nóng của bạn đột nhiên xuất hiện một cách rất mạnh mẽ.
Các nghiên cứu chứng minh rằng có tới khoảng 40% số người bị ợ nóng đang sử dụng thuốc ức chế bơm proton 1 lần/ngày vẫn sẽ xuất hiện các triệu chứng ợ nóng. Hãy cùng tìm hiểu tại sao loại thuốc này lại mất tác dụng và bạn có thể làm gì trong những trường hợp như vậy.
Tại sao thuốc điều trị ợ nóng lại mất tác dụng?
Có thể, nguyên nhân khiến thuốc điều trị ợ nóng của bạn không phát huy hiệu quả là do bạn bị chẩn đoán nhầm. Rất nhiều tình trạng khác cũng gây ra các triệu chứng giống như trào ngược dạ dày thực quản. Co thắt cơ, giãn cơ và trào ngược không axit lên thực quản đều có thể dẫn đến triệu chứng ợ nóng, thậm chí ợ nóng có thể liên quan đến những bệnh không liên quan khác như bệnh tim mạch. Có một số lượng lớn người sử dụng thuốc ức chế bơm proton và không cải thiện triệu chứng, và đa số các trường hợp là do họ không có vấn đề liên quan đến axit dạ dày.
Để tìm ra liệu triệu chứng của bạn có liên quan đến trào ngược axit dạ dày hay không, bác sỹ có thể tiến hành một loại xét nghiệm phối hợp giữa việc kiểm soát pH dạ dày và kiểm tra kháng trở (phát hiện sự di chuyển của dịch và khí trong thực quản). Sự phối hợp xét nghiệm này sẽ giúp bác sỹ phân biệt được các cơn trào ngược do axit và không do axit. Ví dụ, nếu bài kiểm tra kháng trở cho thấy đó là thực sự là hiện tượng trào ngược nhưng độ pH vẫn cao thì điều đó có nghĩa là dịch trào ngược của bạn có chứa rất ít, thậm chí là không có axit.
Các chuyên gia cho rằng, chỉ có những triệu chứng liên quan đến trào ngược axit thì việc uống thuốc ức chế bơm proton mới phát huy tác dụng. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là khi bạn đã uống thuốc thì bạn có thể ăn bất cứ thứ gì, bất cứ khi nào bạn muốn. Rất nhiều loại thực phẩm, bao gồm cả các thực phẩm giàu chất béo hoặc thực phẩm chiên rán, có thể gây ra các triệu chứng trào ngược. Ăn một bữa ăn quá lớn, ăn quá muộn vào ban đêm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến các triệu chứng của bạn.
Bạn vẫn phải ăn uống theo chế độ riêng của mình trong khi sử dụng các thuốc ức chế bơm proton. Những loại thuốc này không ngăn chặn được hoàn toàn lượng axit. Và điều này lại là một điều tốt, mặc dù nghe có vẻ hơi vô lý. Axit dạ dày đóng một vai trò rất quan trọng trong việc làm sạch hệ tiêu hóa và tiêu diệt các loại vi khuẩn sản xuất ra nitrosamine – một chất hóa học có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa. Do vậy, axit dạ dày vừa đủ là tốt, trong khi quá nhiều axit lại có thể khiến bạn đau và khó chịu.
Trong rất nhiều trường hợp, các triệu chứng trào ngược xuất hiện là do nhiều người không uống thuốc đúng liều hoặc đúng thời gian, do vậy, thuốc không phát huy được hiệu quả tối đa. Thông thường, các thuốc ức chế bơm proton cần được ăn từ 30-60 phút trước bữa sang. Tuy nhiên, một số người sẽ cần phải uống thuốc 2 lần trong ngày để tránh các triệu chứng xuất hiện vào ban đêm
Quên không uống một liều thuốc cũng có thể gây ra cảm giác nóng rát ở ngực và họng, cũng như gây cảm giác chua ở trong miệng.
Phải làm gì khi thuốc không phát huy hết tác dụng?
Kể cả khi bạn đáp ứng rất tốt với thuốc, thì bạn vẫn nên có kế hoạch dự phòng để đối phó với việc xuất hiện các triệu chứng trở lại.
Khoảng 73% số người bị trào ngược sử dụng thuốc ức chế bơm proton nói rằng họ hài long hoặc rất hài long với việc dùng thuốc. Trong khi đó, có hơn một nửa số người – 56.7% sử dụng thuốc 1 lần/ngày và 65.9% sử dụng thuốc 2 lần/ngày nói rằng, họ đã xuất hiện triệu chứng ợ nóng khoảng 1 tuần trước khi được khảo sát.
Nhìn chung có 40% số người nói rằng, họ cần phải sử dụng thêm các loại thuốc khác, thường là thuốc kháng axit không kê đơn hoặc thuốc chặn histamine – 2. Trong số đó, có khoảng 60% số người sử dụng thêm thuốc là do bác sỹ khuyên để giúp làm giảm các triệu chứng trào ngược.
5 cách giúp làm giảm tình trạng ợ nóng
Có rất nhiều cách bạn có thể làm để dự phòng và hạn chế tối đa tình trạng các triệu chứng tái phát
Uống thuốc đúng chỉ định: Nếu bạn không biết uống thuốc như thế nào và khi nào cần uống thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sỹ.
Không đi ngủ ngay sau khi ăn no: nằm xuống sau khi ăn một bữa ăn lớn trong vòng 3-4 tiếng có thể chính là nguyên nhân dẫn đến vẫn đề của bạn. Do vậy, không nên ăn tối quá muộn hoặc ăn quá no vào buổi tối. Với những người thường xuyên xuất hiện các triệu chứng vào ban đêm, nên nằm nâng cao đầu và nửa thân trên, sử dụng gối hoặc dùng giường có thể điều chỉnh được.
Giảm cân: Trào ngược có liên quan rất mật thiết đến chỉ số khối cơ thể BMI. Những phụ nữ thừa cân béo phì sẽ có nguy cơ mắc phải các triệu chứng trào ngược cao hơn gấp khoảng 2-3 lần so với những phụ nữ gầy. Tăng cân ở mức độ trung bình, kể cả ở những phụ nữ có cân nặng bình thường cũng có thể gây ra các triệu chứng trào ngược. Thậm chí, chỉ cần giảm được 1 kg thôi cũng có thể làm giảm hoặc loại trừ các triệu chứng trào ngược của bạn.
Thử sử dụng các loại thuốc không cần kê đơn: Các loại thuốc như Tagamet HB, Pepcid AC, Axid AR, và Zantac có hiệu lực khoảng 75% trong việc ngăn chặn axit. Tuy nhiên, nếu sử dụng các loại thuốc này hàng ngày thì chúng lại không có hiệu quả nhiều. Do vậy, nên sử dụng các loại thuốc chặn H2 không càn kê đơn khi có các triệu chứng tái phát, việc này sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng tốt hơn.
Biết được các loại thực phẩm gây ra các triệu chứng của bạn: Nếu ớt và hành là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng của bạn, thì bạn có thể cân nhắc khôn ăn các loại thực phẩm này. Nếu bạn chuẩn bị phải ăn một bữa ăn nhiều gia vị cay nóng, hãy dùng thuốc chẹn H2 trước khi ăn khoảng một giờ để giúp bạn tránh được các triệu chứng.
Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục xuất hiện vài tuần một tuần hoặc gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn trong khi bạn vẫn đang dùng thuốc, thì bạn nên đến gặp bác sỹ.
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?