Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm gì để phòng bệnh bạch hầu?

Sở Y tế Quảng Nam cho biết, trong tuần từ 4 - 9/1, tại Trường THPT Tây Giang có hai học sinh lớp 11 tử vong vì bệnh bạch hầu là em Bhling Boong (17 tuổi, trú tại thôn Aur, xã A Vương).

Sở Y tế Quảng Nam cho biết, trong tuần từ  4 - 9/1, tại Trường THPT Tây Giang có hai học sinh lớp 11 tử vong vì bệnh bạch hầu là em Bhling Boong (17 tuổi, trú tại thôn Aur, xã A Vương). Trong đó, em Bhling Boong khởi bệnh từ ngày 24/12/2016 đến ngày 4/1/2017 bệnh trở nặng, được đưa vào Trung tâm y tế huyện Tây Giang trong tình trạng khó thở, phải đặt nội khí quản và chuyển viện nhưng bệnh nhân tử vong trên đường chuyển viện. Còn em Zơrâm Sáo khởi bệnh từ ngày 2/1/2017 đến ngày 7/1/2017 được chuyển xuống Bệnh viện Hoàn Mỹ, sau đó chuyển sang BVĐK Đà Nẵng và tử vong ngày 9/1/2017. Qua lấy mẫu xét nghiệm, hai em có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Trong vòng 5 năm gần đây Việt Nam đã khống chế tỷ lệ mắc bạch hầu xuống dưới 0,01 ca/100.000 dân. Các ca bệnh chỉ rải rác mà không có vùng dịch, tuy nhiên sự thiếu hiểu biết vẫn có thể tiếp tay cho căn bệnh“sát thủ” này quay trở lại.

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu, tên khoa học là Corynebacterium diphtheriae. Bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, đặc trưng dễ nhận biết nhất của bệnh là lớp màng giả (giả mạc) màu trắng ở họng hầu hay trong mũi, thanh quản, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Bệnh lây truyền thế nào?

Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm khuẩn nhiễm độc do trực khuẩn bạch hầu (Corynebacterium diphtheria) gây ra. Vi khuẩn C.diphtheriae xâm nhập qua đường mũi, miệng rồi định vị ở niêm mạc đường hô hấp trên, sau thời gian ủ bệnh 2 - 4 ngày, ở những chủng có khả năng tiết độc tố, độc tố được sản xuất, bám vào màng tế bào rồi xuyên qua màng đi vào máu và phát tán đến các cơ quan. Hoại tử mô rất dữ dội tại nơi khuẩn lạc phát triển. Bệnh có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng. Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân có thể lây nhiễm cho người khác.

Tiêm vắc-xin cho trẻ là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Tùy thuộc vào biểu hiện nhiễm trùng tại chỗ, tình trạng miễn dịch của bệnh nhân và mức độ lan tràn độc tố trong máu, bệnh bạch hầu thường được phân chia thành các thể tùy theo vị trí biểu hiện như sau:

Bạch hầu mũi: thường khó phân biệt với các bệnh lý viêm mũi họng cấp khác trên lâm sàng. Bệnh cũng biểu hiện bằng xuất tiết mủ - nhầy đôi khi có lẫn máu. Nếu thăm khám cẩn thận sẽ thấy một màng trắng trong hốc mũi. Sự hấp thu độc tố từ từ và các triệu chứng toàn thân nghèo nàn nên thường làm chậm chẩn đoán.

Bạch  hầu họng - amidan: Đây là thể bệnh thường gặp nhất của bạch hầu, chiếm tới hơn 2/3 trường hợp. Nhiễm khuẩn tại vị trí này thường kèm theo sự hấp thu độc tố vào máu rất nhiều. Khởi phát bệnh thường là viêm họng âm ỉ. Bệnh có thể biểu hiện sớm bằng các dấu hiệu như mệt mỏi toàn thân, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2 - 3 ngày hoặc có thể chậm hơn tới 5 ngày, một lớp màng màu trắng  xuất hiện và lan rộng dần. Màng giả ban đầu mỏng, màu trắng ngà, lan dần từ amidan đến vòm khẩu cái, màng giả dính với niêm mạc bên dưới và phủ mặt vòm hầu và thành sau họng có khi lan xuống thanh khí quản. Nếu bóc màng giả dễ gây chảy máu. Hạch bạch huyết vùng cổ phản ứng có khi phù nề vùng mô mềm của cổ rất trầm trọng tạo thành triệu chứng được gọi là dấu cổ bò “Bull neck”. Đây là triệu chứng rất nặng nề, có khi gây xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa và tiểu ra máu, tình trạng này kéo dài trong vài ngày, nhanh chóng chuyển sang nhiễm độc nặng và tử vong.

Bạch hầu thanh quản: có thể do bạch hầu họng lan xuống nhưng cũng có thể do bệnh tại chỗ. Đây là thể bệnh tiến triển nhanh và cực kỳ nguy hiểm. Dấu hiệu lâm sàng gồm sốt, khàn giọng, ho ông ổng. Do thanh quản là nơi hẹp nhất của đường thở nên nếu màng giả mạch hầu phát triển ở đây, nguy cơ gây tắc nghẽn đường thở rất nhanh đưa đến hôn mê và tử vong.

Bạch hầu ở các vị trí khác: có thể gặp là da, kết mạc mắt, niêm mạc vùng âm hộ - âm đạo hoặc lỗ tai ngoài.

Biến chứng nguy hiểm

Biến chứng do màng giả lan rộng gây tắc nghẽn đường thở và biến chứng do độc tố gây nên. Trường hợp bệnh bạch hầu mà chẩn đoán và điều trị muộn thì màng giả phát triển và lan nhanh xuống phía dưới thanh - khí phế quản sẽ gây tắc nghẽn đường hô hấp. Nếu cấp cứu không kịp thời bệnh nhân sẽ tử vong nhanh chóng.

Viêm cơ tim có thể xảy ra ở cả hai trường hợp bạch hầu nặng và nhẹ, nhất là khi có tổn thương tại chỗ lan rộng và khi có sự trì hoãn trong chỉ định kháng độc tố. Tỷ lệ viêm cơ tim là 10-25%. Tỷ lệ tử vong do viêm cơ tim là 50 - 60%. Viêm cơ tim có thể xuất hiện rất sớm vào những ngày đầu tiên của bệnh hoặc trễ hơn vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 6. Đây là một biến chứng trầm trọng đòi hỏi sự chăm sóc theo dõi chặt chẽ, tỉ mỉ và điều trị tích cực. Thường tiên lượng là xấu.

Ngoài ra còn có biến chứng thần kinh thường xuất hiện sau một thời gian muộn hơn. Liệt khẩu cái cả hai bên và thường liệt vận động, liệt phần mềm của lưỡi gà tuần thứ 3, liệt cơ vận nhãn thường xuất hiện tuần thứ 5, nhưng cũng có thể xuất hiện trong tuần đầu đó là nguyên nhân gây cho bệnh nhân nhìn mờ và lác. Viêm dây thần kinh cơ hoành, gây liệt cơ hoành thường ở tuần thứ 5 đến tuần thứ 7.

Điều trị và phòng bệnh thế nào?

Người bệnh nhất thiết phải được điều trị tại bệnh viện bằng kháng sinh và nên dùng kháng độc tố ngay lập tức khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Cần cách ly bệnh nhân ít nhất 2 ngày sau điều trị kháng sinh thích hợp và đeo khẩu trang khi tiếp xúc. Ngoài ra, cần vệ sinh phòng ở, đồ dùng cá nhân, đồ chơi... bằng dung dịch sát khuẩn.

Tiêm vắc-xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu.

Lịch tiêm chủng vắc-xin phòng bạch hầu

Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi; Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng; Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng; Mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.

BS. Hoàng Văn Thái - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

Xem thêm