Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm khớp dạng thấp: có thể bạn chưa biết

Viêm khớp dạng thấp là một trong số hơn 100 dạng bệnh viêm khớp như bệnh gout, viêm cột sống dính khớp, bệnh đa xơ cứng, lupus ban đỏ và rất nhiều bệnh khác. Mặc dù bệnh viêm khớp dạng thấp có rất nhiều điểm tương đồng với những căn bệnh trên nhưng vẫn có những đặc điểm để phân biệt viêm khớp dạng thấp với các bệnh khác.

Dưới đây là 10 điều có thể bạn chưa biết về viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn

Trong bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch của bạn (là hệ cơ quan bình thường sẽ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân lạ có thể gây hại như vi khuẩn và virus) sẽ tấn công các khớp và do vậy, bệnh được gọi là một dạng bệnh tự miễn. Tình trạng này gây viêm ở bên trong và xung quanh các khớp, khiến bạn bị sưng, đau và cứng, gây cản trở khả năng chuyển động thông thường của các khớp.

Khoảng 1.5 triệu người Mỹ bị viêm khớp dạng thấp

Ngoài việc ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, viêm khớp dạng thấp có thể để lại những hậu quả lâu dài.

Số phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp cao hơn gấp 3 lần so với số nam giới

Nguyên nhân của sự khác biệt về giới này hiện chưa được biết rõ, nhưng hormone có thể sẽ đóng những vai trò nhất định. Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể khởi phát vào bất cứ lứa tuổi nào (kể cả trẻ nhỏ cũng có thể bị viêm khớp dạng thấp – còn được gọi là viêm khớp dạng thấp vị thành niên hoặc viêm khớp dạng thấp vô căn vị thành niên), nhưng độ tuổi thường dễ mắc bệnh là phụ nữ trong khoảng từ 20 đến 60 tuổi. Nam giới cũng có thể bị bệnh, nhưng sẽ ở lứa tuổi muộn hơn một chút.

Viêm khớp dạng thấp khác với bệnh viêm xương khớp

Viêm xương khớp là dạng bệnh viêm khớp phổ biến nhất và là bệnh gây mòn tại một số khớp nhất định, trong khi viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến toàn cơ thể. Không giống như bệnh viêm xương khớp thường chỉ ảnh hưởng đến các khớp phải chịu sức nặng, như khớp gối và khớp hông, viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng nhiều đến các khớp nhỏ, ví dụ như các khớp ở bàn tay, cổ tay và bàn chân.

Một sự khác biệt quan trọng nữa: viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở cả 2 bên của cơ thể, do vậy nếu một khớp ở một bên tay của bạn bị đỏ, nóng, sưng và đau, thì khớp tương tự ở tay phía bên kia cũng sẽ có những biểu hiện tương tự. Không giống như những người bị viêm xương khớp, những người bị viêm khớp dạng thấp có thể sẽ có biểu hiện mệt mỏi, thỉnh thoảng sốt và giảm năng lượng – theo như thông tin của Hiệp hội Quốc gia về Cơ xương khớp, Viêm khớp và các bệnh về da tại Anh.

Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp hiện vẫn chưa rõ

Chưa một ai biết chính xác tại sao chức năng miễn dịch lại bị rối loạn ở những người bị viêm khớp dạng thấp, nhưng nguyên nhân được cho là do sự phối hợp của yếu tố di truyền và các yếu tố môi trường. Có tiền sử gia đình mắc các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus hoặc bệnh tự miễn về tuyến giáp sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp. Những yếu tố khác cũng đóng vai trò nhất định trong sự phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp là hormone, béo phì, tiếp xúc với khói thuốc lá và nhiều yếu tố môi trường khác.

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp không dễ dàng

Chưa có một xét nghiệm phòng thí nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh nào có thể chẩn đoán được chính xác bệnh viêm khớp dạng thấp. Thay vào đó, các bác sỹ thường tìm kiếm một số dấu hiệu và triệu chứng cụ thể trong quá trình thăm khám và sau khi xem xét tiền sử bệnh tật. Những dấu hiệu và triệu chứng này bao gồm thường xuyên bị đau khớp, căng cứng, sưng hoặc cứng khớp, cứng khớp vào buổi sáng kéo dài ít nhất 30 phút, và các triệu chứng đối xứng 2 bên (ví dụ như cả hai bàn tay hoặc 2 mắt cá chân đều bị ảnh hưởng).

Xét nghiệm máu phát hiện sự có mặt của các yếu tố gây viêm khớp dạng thấp (kháng thể) và các kháng thể kháng CCP thường được sử dụng để chẩn đoán xác định viêm khớp dạng thấp. Mặc dù vậy, đôi khi, kết quả xét nghiệm máu sẽ là âm tính nhưng các dấu hiệu và triệu chứng sẽ là dương tính, do vậy, bạn sẽ cần tiến hành chẩn đoán huyết thanh âm tính.

Viêm khớp dạng thấp được phát hiện càng sớm và được điều trị càng triệt để, tiên lượng càng tốt.

Bệnh càng được điều trị sớm, thì khả năng các khớp ngừng bị tổn thương càng cao. Và một điều quan trọng bạn cần nhớ, một ki các tổn thương tại khớp đã hình thành, thì không có cách nào có thể hồi phục được những tổn thương này cả. Mục tiêu hàng đầu của việc điều trị viêm khớp dạng thấp là ngừng tình trạng viêm, làm chậm quá trình tổn thương mà tình trạng viêm khớp dạng thấp gây ra và làm giảm tỷ lệ tiến triển bệnh.

Nhờ có sự hỗ trợ của các thuốc chống viêm khớp hạ giảm bệnh (DMARDs) và trị liệu sinh học, hiện nay, bệnh viêm khớp dạng thấp có thể được kiểm soát và có những đợt thuyên giảm ở khoảng 2/3 số người bị bệnh. Điều trị sớm và triệt để có thể sẽ thay đổi tiên lượng bệnh ở rất nhiều người. Ngoài việc thay đổi quá trình tiến triển của bệnh, những phương pháp điều trị ở trên có thể làm giảm nguy cơ phát triển biến chứng, ví dụ như các bệnh tim mạch hoặc u lympho.

Ngoài ra, rất nhiều người bị viêm khớp dạng thấp có thể sử dụng các thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAIDs) hoặc sử dụng corticosteroid để giảm đau và cứng khớp.

Bị viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp và bệnh loãng xương

Kể cả khi bệnh viêm khớp dạng thấp của bạn được kiểm soát, thì bạn vẫn có thể bị viêm xương khớp thoái hóa khớp thứ cấp tại các khớp thường phải chịu nhiều sức nặng, ví dụ nưh khớp gối, khớp hông và khớp mắt cá chân. Những tổn thương do viêm khớp dạng thấp gây ra với các khớp này sẽ phá vỡ sự toàn diện của các khớp, khiến các khớp này sẽ bị mòn hơn.

Ngoài ra, bị viêm khớp dạng thấp cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị loãng xương của phụ nữ - một bệnh khiến xương giòn và dễ gãy hơn do giảm mật độ xương và mất các mô xương. Nguyên nhân là do tình trạng viêm sẽ làm nặng thêm tình trạng mất xương.

Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe từ đầu đến chân của bạn

Không giống như bệnh viêm xương khớp, tình trạng viêm mãn tính ngày càng tăng lên trong bệnh viêm khớp dạng thấp có thể gây ra các vấn đề khác, ngoài việc ảnh hưởng đến các khớp xương. Những vấn đề này bao gồm ảnh hưởng đến mắt, miệng, da, phổi và trái tim. Những người bị viêm khớp dạng thấp sẽ có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao hơn khoảng 1.5-2 lần.

Thêm vào đó, vì bệnh viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch, nên những người mắc phải bạng viêm khớp này sẽ có nguy cơ phát triển các bệnh nhiễm trùng cao hơn, ví dụ như bị viêm phổi, viêm đường tiết niệu và viêm xoang, cũng như sẽ có nguy cơ bị u lympho và các bệnh tự miễn khác cao hơn, ví dụ như hội chứng Sjogren. Các biến chứng khác của viêm khớp dạng thấp bao gồm hội chứng ống cổ tay và trầm cảm.

Lối sống năng động có thể bảo vệ các khớpl và làm giảm các cơn đau do viêm khớp dạng thấp

Trái với suy nghĩ thông thường, luyện tập thể thao không làm cho bệnh viêm khớp dạng thấp nặng hơn. Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thường xuyên luyện tập thể thao – ví dụ như đi bộ, bơi lội và đạp xe – có thể bảo toàn được khả năng vận động của các khớp và có thể duy trì sức mạnh của cơ bắp, do đó, có thể làm giảm đau, cải thiện tâm trạng và giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Kiểm soát cân nặng là một điều vô cùng quan trọng bởi thừa quá nhiều cân sẽ làm tăng áp lực lên các khớp ở chi dưới.

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo everydayhealth
Bình luận
Tin mới
  • 14/11/2024

    Nên ăn gì khi bị cảm lạnh?

    Khi nhiệt độ thời tiết giảm dần cũng là lúc cơ thể dễ mắc cảm lạnh. Vậy ngoài uống thuốc, cần ăn gì để cải thiện tình trạng này?

  • 14/11/2024

    Thời điểm tốt nhất để ăn tối

    Thời điểm chúng ta ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Nghiên cứu cho thấy, ăn đúng thời điểm sẽ có lợi cho sức khỏe và cải thiện quá trình trao đổi chất.

  • 14/11/2024

    Hiểu đúng về bổ sung vitamin K2 và D3 cho trẻ nhỏ

    Vitamin D3 và K2 là hai loại vitamin quan trọng, thường được nhắc đến cùng nhau trong việc hỗ trợ sức khỏe xương, đặc biệt ở trẻ em. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hiểu lầm xoay quanh bộ đôi vi chất này.

  • 14/11/2024

    Cơn nín thở ở trẻ có nguy hiểm không?

    Một số trẻ em gặp phải các cơn nín thở và khiến phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ lo lắng. Vậy cơn nín thở là gì, nó có nguy hiểm không và làm thế nào khi con bạn gặp phải cơn nín thở. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

  • 14/11/2024

    Tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe

    Việc ngủ đủ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm giúp hỗ trợ não bộ, tim mạch, hệ miễn dịch, làn da khỏe mạnh... Và tư thế bạn ngủ cũng rất quan trọng. Vậy đâu là tư thế ngủ tốt nhất và tệ nhất cho sức khỏe?

  • 13/11/2024

    Giải mã những thắc mắc, hiểu lầm về vitamin D3 và vitamin K2

    Vitamin D3 và vitamin K2 được coi là cặp đôi kết vitamin có tác dụng hiệp đồng tốt nhất trong số các cặp đôi vitamin. Vitamin D3 và vitamin K2 cùng nhau giúp vận chuyển canxi tới đúng vị trí trong cơ thể, từ đó hỗ trợ sức khỏe xương và sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên gần đây xuất hiện những hiểu lầm về bộ đôi vitamin này, vậy như thế nào là hiểu đúng? Hãy cùng tìm hiểu trong bộ infographic này.

  • 13/11/2024

    Ngày Đái tháo đường Thế giới: Chung tay phòng chống bệnh tiểu đường

    Hàng năm, Ngày Đái tháo đường Thế giới được tổ chức vào ngày 14/11, là dịp để chúng ta cùng nhau nâng cao nhận thức về căn bệnh mạn tính này.

  • 13/11/2024

    Sự gia tăng ung thư đại tràng ở người trẻ tuổi

    Trong suốt 30 năm qua, tỷ lệ ung thư đại tràng nói chung tại Mỹ đã giảm đều đặn. Tuy nhiên, một xu hướng đáng lo ngại đã xuất hiện là tỷ lệ ung thư đại tràng ở người trưởng thành trẻ tuổi đã tăng mạnh trong cùng khoảng thời gian này mà không có nguyên nhân rõ rang.

Xem thêm