Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm co rút bao khớp vai mùa Tết

Mùa xuân lại về với không khí se lạnh và nắng vàng mỗi chiều làm ai cũng cảm nhận hương vị tết đang ở quanh mình, mặc cho sự tất bật công việc cuối năm. Trong cái se lạnh ấy, có người cảm thấy không dễ chịu vì cái vai của mình bị đau.

Người ta không biết tại sao mình bị đau và không rõ mình có bị chấn thương gì hay không. Nhưng có một điều mà người bệnh biết và nhận thấy rất rõ là khớp vai mình đang đau và các động tác vận động của  khớp vai ngày càng bị hạn chế. Cơn đau xuất hiện vào ban đêm khuya khi mọi người ngon giấc khiến bệnh nhân phải thức giấc. Cô đơn một mình trong đêm hôm khuya khoắt làm bệnh nhân dường như thấy cơn đau tăng hơn. Đau làm cho người bệnh không thể nằm đè lên vai bị đau nên càng làm cho khó chịu hơn khi xoay trở. Ban ngày, công việc đầy ứ thế nhưng bệnh nhân bất lực vì hạn chế vận động vai. Những động tác mà trước kia rất bình thường nhưng nay trở nên khó khăn vô cùng chẳng hạn như: cột tóc, gãi lưng, với tay lấy đồ vật trong các tủ treo tường trên cao trong nhà bếp. Đây chính là biểu hiện của tình trạng viêm co rút bao khớp vai.

Viêm co rút bao khớp vai là tình trạng bệnh lý xảy ra ở bao khớp vai.

Bao khớp viêm và co rút trải qua 4 giai đoạn. Ở giai đoạn đầu là tình trạng viêm sung huyết tăng sinh của bao khớp vai. Khi soi vào trong thấy bao khớp tăng sinh tạo thành từng chùm nhô vào trong khớp giống như từng chùm nho. Ở giai đoạn này, bệnh nhân có triệu chứng đau vai và hạn chế vận động vai như đã mô tả ở trên. Tuy nhiên, khi tiêm thuốc giảm đau hoặc khi nắm tay bệnh nhân vận động nhẹ nhàng, thầy thuốc thấy vai bệnh nhân vẫn còn mềm và tầm vận động vẫn còn tốt. Giai đoạn này kéo dài khoảng 1 - 3 tháng. Tiếp theo, bao khớp bắt đầu dày lên để bước sang giai đoạn hai là giai đoạn tăng sinh dày bao khớp. Ở giai đoạn này, vận động của bệnh nhân hạn chế hơn, đau nhiều hơn và vận động thụ  động bị hạn chế hơn do bao khớp bắt đầu bị dày lên. Giai đoạn này có thể kéo dài 6 - 9 tháng. Tiếp theo là giai đoạn đông cứng khớp vai. Bao khớp dày lên nhiều, co rút làm giảm thể tích của bao khớp nên mọi vận động dù là thụ động hay chủ động đều bị hạn chế rất nhiều. Đôi khi khớp vai như bị “đông lạnh” không vận động gì được. Bệnh nhân thấy mỗi khi cố gắng dạng tay hay đưa tay ra trước dường như vai bên đau cao hơn vai bên lành. Sau khoảng 2 - 3 năm, người ta thấy có giai đoạn “rã đông”, nghĩa là khớp vai tự nhiên vận động trở lại được nhưng hiếm có bệnh nhân nào có thể chịu đựng đến được giai đoạn này vì những cơn đau khó chịu ở khớp vai.

Những cơn đau vai giữa đêm

Không gì khó chịu hơn khi khớp vai bị đau và hạn chế vận động vì khớp vai có tầm hoạt động rộng nhất so với các khớp trong cơ thể cho thấy tầm quan trọng của nó. Chính vì vậy, khi bị đau, người bệnh cảm thấy chất lượng cuộc sống giảm hẳn, nhưng hoạt động sinh hoạt bình thường bị hạn chế, trời lạnh làm cơn đau cảm thấy đau tăng hơn. Khi mọi người đang tận hưởng không khí se lạnh của thời điểm chuyển mùa sang mùa xuân thì người bệnh lại không thấy thoải mái trong người.

Xử lý và điều trị thế nào? Theo nhận xét của chúng tôi, đa phần các bệnh nhân khi đến khám thường là khớp vai đã bị hạn chế vận động nhiều vì khi mới chớm bị ở giai đoạn đầu nhiều người chủ quan bỏ qua hay cố tăng hoạt động vai để nhằm lướt qua cơn đau. Việc điều trị bệnh lý viêm co rút bao khớp vai phải luôn bao gồm hai phần là thuốc và tập vật lý trị liệu ngăn ngừa sự co rút của bao khớp vai. Thuốc đầu tay vẫn là kháng viêm giảm đau không có corticoide hay là corticoide uống hay chích tại chỗ. Một khi điều trị thuốc và tập vật lý trị liệu thất bại thì phẫu thuật nội soi khớp vai là biện pháp cuối cùng. Nội soi khớp vai cho phép đốt cắt các hoạt mạc bị viêm, giải phóng khớp vai và điều trị các nguyên nhân kèm theo như: rách gân chóp xoay, tổn thương sụn viền trên, tổn thương sụn khớp…

Nhiều người đi khám sớm nhưng lại được chẩn đoán là thoái hóa cột sống cổ và điều trị như thoái hóa cột sống cổ hay thoát vị đĩa đệm. Sở dĩ có tình trạng này là vì cơn đau từ vai sẽ lan lên tới cổ và ra mặt ngoài cánh tay nên dễ nhầm với thoát vị đĩa đệm cổ hay thoái hóa cột sống cổ. Chính vì chẩn đoán lầm này mà nhiều bệnh nhân bị cứng khớp vai dù đã đi khám khá sớm.

Nếu trong thời điểm bị đau mà chưa đi khám được các bệnh nhân có thể dùng ít thuốc giảm đau bình thường như paracetamol, tránh việc vận động quá mức khớp vai có thể làm đau vai và co rút bao khớp. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp hay chấn thương chỉnh hình để được điều trị đúng. Việc tập vật lý trị liệu là hết sức quan trọng nhằm tránh tình trạng viêm co rút bao khớp vai.

Đầu xuân hy vọng một năm mới tràn đầy sức khỏe cho mọi người. Nhưng nếu trong trường hợp khớp vai của bạn bị đau thì cũng nên bỏ chút thời gian tham khảo ý kiến của bác sĩ chỉnh hình để điều trị sớm bệnh lý khớp vai. Nội soi khớp vai hiện đã được triển khai tại Việt Nam nên việc điều trị bệnh lý này nằm trong tầm tay của các phẫu thuật viên chỉnh hình Việt Nam. Chúng tôi hy vọng với các kỹ thuật mổ hiện đại ít tàn phá như nội soi khớp vai sẽ giúp làm giảm nhẹ sự đau đớn của bệnh nhân, hy vọng mỗi ngày của bệnh nhân đều là mùa xuân.

TS.BS. TĂNG HÀ NAM ANH - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

  • 22/04/2024

    6 dấu hiệu ở miệng bạn tuyệt đối không được bỏ qua

    Một số triệu chứng ở miệng có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang đưa ra cảnh báo về tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào đó.

  • 22/04/2024

    Những loại thuốc nên tránh khi đang mang thai

    Việc sử dụng một số loại thuốc trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và con.

  • 22/04/2024

    Bí quyết giữ làn da tươi trẻ, không lo suy giảm collagen

    Tuổi tác tăng cao gây suy giảm collagen, dẫn tới những dấu hiệu lão hóa trên da như nếp nhăn, da chảy xệ. Bạn nên chăm sóc da thế nào để duy trì đủ lượng collagen cho làn da tươi trẻ?

Xem thêm