Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 sai lầm lớn nhất khi điều trị viêm khớp vẩy nến

Không luyện tập thể thao và tự ý ngưng dùng thuốc có thể sẽ phá hủy kế hoạch điều trị vẩy nến của bạn. Liệu bạn có đang mắc phải những sai lầm khác trong điều trị được liệt kê dưới đây không?

Kiểm soát tình trạng viêm và dự phòng tổn thương khớp là 2 mục tiêu chính khi điều trị viêm khớp vẩy nến. Khi bạn cố gắng thực hiện được 2 mục tiêu này, bạn cũng sẽ cảm thấy ít bị đau hơn và có thể tận hưởng được từng ngày trôi qua một cách dễ dàng hơn.

Để làm giảm tình trạng viêm khớp vẩy nến, điều quan trọng là phải tuyệt đối tuân thủ kế hoạch điều trị. Tuy nhiên, rất nhiều người lại vô tình làm giảm hiệu quả của việc điều trị bằng những việc làm tưởng chừng như vô hại, ví dụ như không thường xuyên luyện tập thể thao. Để luôn ở trong trạng thái tốt nhất và đảm bảo rằng hiệu quả điều trị luôn cao nhất, bạn hãy cố gắng tránh không mắc phải 9 sai lầm dưới đây trong khi đang điều trị viêm khớp vẩy nến:

Đợi để uống thuốc

Một số người sẽ tiết kiệm/để dành thuốc và đợi cho đến khi họ thực sự cần uống thuốc. Họ nghĩ rằng, nếu họ bắt đầu sử dụng thuốc quá sớm, thcuốc sẽ mất tác dụng. Nhưng điều đó không đúng. Bắt đầu điều trị sớm sẽ giúp bạn đạt được lợi ích tối ưu nhất từ việc dùng thuốc.

Bỏ thuốc hoặc ngừng thuốc

Vì các thuốc điều trị viêm khớp vẩy nến có thể sẽ rất có hiệu quả, nên một số người cho rằng họ sẽ không cần phải uống thuốc nữa sau khi họ nhận thấy có những cải thiện đáng kể về mặt triệu chứng. Họ cho rằng họ có thể tiếp tục sống tốt mà không cần tiếp tục dùng thuốc và họ cũng không thích bị coi là những bệnh nhân đang phải điều trị. Tuy nhiên, việc bỏ thuốc hoặc ngừng thuốc thường xuyên có thể dẫn đến các đợt bùng phát viêm khớp vẩy nến và đôi khi, sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên khó kiểm soát hơn so với việc kiểm soát bệnh nếu dùng thuốc đúng chỉ định.

Không tuân thủ các hướng dẫn khác của bác sỹ liên quan đến việc dùng thuốc

Các phương pháp điều trị viêm khớp vẩy nến, ví dụ các thuốc chống thấp khớp hạ giảm bệnh (DMARDs), cần phải được uống đúng như chỉ định của bác sỹ, đặc biệt là trong trường hợp bạn sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc ví dụ như các thuốc DMARD sinh học (như thuốc ức chế TNF) và các dạng thuốc DMARD khác (như methotrexate). Tuân thủ chặt chẽ các hướng dẫn điều trị của bác sỹ sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ nhiễm trùng và các ảnh hưởng tiêu cực khác. Một điều nữa cũng cần chú ý khi đang sử dụng các thuốc DMARDs đó là nên tránh tiêm vaccine, bởi vaccine có thể quá mạnh và khiến hệ miễn dịch của bạn không thể xử lý được.

Không coi trọng những tương tác thuốc có thể gây hại

Có khoảng một phần ba số người Mỹ đang dùng thực phẩm bổ sung, nhưng có một số loại thực phẩm bổ sung có thể sẽ gây ra tương tác với các loại thuốc mà bác sỹ kê cho bạn. Do vậy, bạn nên thường xuyên trao đổi về các tương tác có thể xảy ra giữa thuốc điều trị và loại thực phẩm bổ sung/thực phẩm chức năng mà bạn định dùng trước khi thực sự bắt đầu sử dụng, để đảm bảo rằng sẽ không có bất cứ tương tác có hại nào xảy ra, ảnh hưởng đến kế hoạch điều trị viêm khớp vẩy nến của bạn.

Không nhắc đến những triệu chứng mới hoặc sự thay đổi của các triệu chứng

Để kiểm soát được bệnh viêm khớp vẩy nến, một việc làm rất cần thiết là phải tránh gây tổn thương các khớp. Do vậy, việc nói với bác sỹ về tất cả các triệu chứng mà bạn gặp phải là rất quan trọng. Bác sỹ sẵn sàng giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề mà bạn gặp phải, nhưng với điều kiện là họ phải biết đến những vấn đề đó. Nếu bạn nhận thấy có bất cứ thay đổi nào trong các triệu chứng bệnh hoặc có triệu chứng mới xuất hiện hay có bất cứ vấn đề gì khiến bạn không thoải mái, hãy thông báo cho bác sỹ biết ngay để có cách giải quyết sớm.

Lối sống thụ động

Luyện tập, phối hợp với việc dùng thuốc sẽ giúp bạn chống lại được các triệu chứng của bệnh viêm khớp vẩy nến trong thời gian dài. Mặc dù đúng là việc nghỉ ngơi là rất quan trọng để kiểm soát viêm khớp vẩy nến,  nhưng lối sống quá tĩnh tại có thể sẽ khiến tình trạng đau, mệt mỏi và cứng khớp trở nên trầm trọng hơn. Do vậy, những người bị viêm khớp vẩy nến thường xuyên luyện tập với mức độ vừa phải và có giấc ngủ điều độ sẽ ít bị trầm cảm và mệt mỏi hơn những người khác.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ đáp ứng với điều trị kém. Trong một nghiên cứu trên 1.400 người bị viêm khớp vẩy nến xuất bản năm 2014 trên tạp chí Annals of the Rheumatic Diseases, những người hút thuốc là có kết quả điều trị kém hơn so với những người không hút thuốc.

Không để ý đến những cảm xúc tiêu cực

Những người phải chung sống với các bệnh mãn tính thường dễ bị trầm cảm hơn – đó là một điều hết sức bình thường. Trầm cảm có thể sẽ khiến bạn có những cảm xúc tiêu cực; và những người bị bệnh viêm khớp vẩy nến có tỷ lệ bị trầm cảm cao hơn so với quần thể dân số nói chung, theo như một nghiên cứu xuất bản năm 2014 trên Journal of the European Academy of Dermatology and Venereology. Các đợt bệnh bùng phát có thể sẽ không thể dự đoán trước được, cùng với đó là cảm giác đau đớn khiến người bệnh không thể thực hiện được các công việc mà họ yêu thích. Trầm cảm sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn và nếu trầm cảm dẫn đến các hành vi tiêu cực như lạm dụng rượu bia, thì bạn có thể sẽ không tuân thủ được chặt chẽ kế hoạch điều trị mà bác sỹ đề ra. Do vậy, đừng nên coi thường các triệu chứng trầm cảm. Hãy luôn cho bác sỹ biết bạn cảm thấy như thế nào.

Từ bỏ

Cố gắng đi khám đúng hẹn, tiến hành các xét nghiệm và duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Lờ đi tình trạng bệnh tật của mình, ngược lại sẽ dẫn đến kết quả điều trị kém hơn và có thể gây tổn thương khớp, thậm chí là tàn tật.Cố gắng duy trì tình trạng sức khỏe tốt trong khi bạn đang bị bệnh mạn tính sẽ khiến bạn tiêu tốn khá nhiều năng lượng và có thể sẽ trở thành thử thách lớn với nhiều người vốn đã mang bệnh trong người. Nhưng việc cố gắng để duy trì sức khỏe và tuân thủ điều trị là một việc rất đáng để làm. Bạn sẽ nhận được phần thưởng xứng đang là ít bị đau hơn, khớp ít bị tổn thương hơn cùng với đó là những đợt thuyên giảm triệu chứng bệnh.

Tham khảo thêm bài viết Những câu hỏi thường gặp về bệnh vẩy nến

Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm