Hoa quả và rau xanh là những thực phẩm nên ăn nhất trong những ngày này vì chúng có nhiều vitamin và khoáng chất có thể tăng cường hệ miễn dịch và thậm chí có thể giảm thời gian bị cảm hoặc sốt.
Mọi người dễ có xu hướng ăn uống không lành mạnh khi bị ốm vì đồ ăn vặt, thức ăn nhanh thường dễ ăn và chuẩn bị đơn giản. Chúng ta có thể chuẩn bị cho bữa ăn lành mạnh dễ dàng hơn bằng việc tích trữ thực phẩm giàu dinh dưỡng trong tủ lạnh.
Súp, canh rau
Một trong những món ăn phù hợp cho người bị ốm là súp, chẳng hạn món thịt bò hầm. Thịt bò giàu kẽm, sắt và selen, chúng đều là những khoáng chất thúc đẩy hệ miễn dịch mà cơ thể chúng ta cần. Nếu bạn không thể tự chuẩn bị mà mua súp đóng hộp, nên kiểm tra nhãn giá trị dinh dưỡng và tìm loại ít muối và nhiều chất xơ. Cụ thể, súp nên chứa ít hơn 140mg muối. Súp gà cũng là một sự lựa chọn không ngoan. Một nghiên cứu của Đại học Nebraska gợi ý rằng súp gà có thể giảm thiểu triệu chứng bệnh virut đường tiêu hóa trên.
Thảo mộc và gia vị được sử dụng như là những phương thuốc tự nhiên. Cụ thể, tỏi và nghệ phát huy tác dụng cao trong việc thúc đẩy hệ miễn dịch và chiến đấu với vi khuẩn xấu xâm chiếm cơ thể khi bạn bị ốm. Mặc dù cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để khẳng định điều này, một nghiên cứu năm 2014 cho thấy những người bổ sung tỏi hằng ngày trong vòng 3 tháng nhìn chung sẽ ít bị cảm hơn so với nhóm không sử dụng. Bạn nên ăn tỏi tươi hơn tỏi qua chế biến vì chúng chứa allicin, một hợp chất sản xuất chất chống oxy hóa có thể chiến đấu với vi khuẩn, virus và nấm.
Gia vị cay
Khi bạn ăn thức ăn cay, nó có thể thông tắc ở xoang bạn. Chẳng hạn, thì là Ai cập có thể là một gia vị tăng cường hệ miễn dịch rất tốt.
Quả giàu vitamin C
Khi bị cúm, bạn nên ăn các loại quả giàu vitamin C như quả họ cam chanh và kiwi. Trong khi ở nhiều nghiên cứu, vitamin C không thể phòng ngừa việc mắc bệnh cúm, nhưng nó có thể giảm ngắn thời gian bị cúm.
Khoai lang
Nên ăn khoai lang khi bị ốm vì chúng có đầy đủ dưỡng chất bao gồm vitamin A và vitamin B6. Vitamin A là một chất chống oxy hóa và B6 đã được chứng minh là đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hệ miễn dịch, đặc biệt ở những người cao tuổi có xu hướng mắc vấn đề hệ miễn dịch.
Hạt có dầu
Những loại hạt có dầu sẽ chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa và thúc đẩy hệ miễn dịch là vitamin E. Hạt có dầu và các loại hạt khác cũng chứa chất béo đa không bão hòa có thể điều hòa hệ miễn dịch. Theo Trường y khoa Harvard, chất béo đa không bão hòa là cần thiết cho cơ thể để hoạt động hiệu quả, nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp được. Đó là lý do vì sao điều thiết yếu là bổ sung vitamin E trong thực phẩm chẳng hạn hạt có dầu, cá hồi, cá thu, cá mòi, hạt lanh…
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.